Bài 1: Mệnh đề

Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Định lí có tóm tắt như trên bảng còn thể phát biểu là:

1. Tam giác ABC cân suy ra nó có hai góc ở đáy bằng nhau.

2. Tam giác ABC cân kéo theo nó có hai góc ở đáy bằng nhau.

3. Tam giác ABC cân là điều kiện đủ để nó có hai góc ở đáy bằng nhau.

4. Tam giác ABC có hai góc ở đáy bằng nhau là điều kiện cần để có tam giác ABC cân.

Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) Câu là khẳng định đúng:

(1) 1+1=2.

(2) Dân ca Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Câu là khẳng định sai:

(3) Dơi là một loài chim

b) Câu không phải là khẳng định:

(4) Nấm có phải là một loài thực vật không?

(6) Trời ơi, nóng quá!

c) Câu là khẳng định, nhưng không thể xác định nó đúng hay sai:

(5) Hoa hồng đẹp nhất trong các loài hoa.

Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) “\(\sqrt 2 \) là số vô tỉ” là một mệnh đề (do là khẳng định đúng).

b) “\(\frac{1}{{\sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 3 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {10} }} > 2\)” là một mệnh đề (do là khẳng định đúng).

c) “100 tỉ là số rất lớn” không là một mệnh đề (do là một khẳng định không đúng, không sai)

d) “Trời hôm nay đẹp quá!” không là một mệnh đề (do không là khẳng định).

Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) “Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới” là mệnh đề đúng.

b) “\(\sqrt {{{( - 5)}^2}}  =  - 5\)” là mệnh đề sai (vì \(\sqrt {{{( - 5)}^2}}  = \left| { - 5} \right| = 5\)).

c) “\({5^2} + {12^2} = {13^2}\)” là mệnh đề đúng (vì \({5^2} + {12^2} = 169 = {13^2}\))

Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) Không thể khẳng định câu trên là đúng hay sai.

b)

+) n = 0 hoặc n =5 thì “n chia hết cho 5” là khẳng định đúng.

+) n = 2 hoặc n =34 thì “n chia hết cho 5” là khẳng định sai.

Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a)

+) \(x = \sqrt 2 \) ta được mệnh đề  là một mệnh đề đúng.

+) \(x = 0\) ta được mệnh đề  là một mệnh đề sai.

b)

+) \(x = 0\) ta được mệnh đề  là một mệnh đề đúng.

+) Không có giá trị của x để  là một mệnh đề sai do \({x^2} + 1 > 0\) với mọi x.

c)  chia hết cho 3” (n là số tự nhiên).

+) \(n = 1\) ta được mệnh đề  chia hết cho 3” là một mệnh đề đúng.

+) \(n = 5\)ta được mệnh đề  chia hết cho 3” là một mệnh đề sai.

Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

P

 

\(\overline P \)

 

Dơi là một loài chim

Sai

Dơi không phải là một loài chim

Đúng

\(\pi \) không phải là một số hữu tỉ

Đúng

\(\pi \) là một số hữu tỉ

Sai

\(\sqrt 2  + \sqrt 3  > \sqrt 5 \)

Đúng

\(\sqrt 2  + \sqrt 3  \le \sqrt 5 \)

Sai

\(\sqrt 2 .\sqrt {18}  = 6\)

Đúng

\(\sqrt 2 .\sqrt {18}  \ne 6\)

Sai

Chú ý:

Hai mệnh đề cùng cặp luôn có một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai.

Nếu P đúng thì \(\overline P \) sai và ngược lại.

Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Mệnh đề phủ định của các mệnh đề trên là:

a) “Paris không phải là thủ đô của nước Anh”

b) “23 không phải là số nguyên tố”

c) “2021 không chia hết cho 3”

d) “Phương trình \({x^2} - 3x + 4 = 0\) có nghiệm”.

+) Xét tính đúng sai:

a) “Paris là thủ đô của nước Anh” là mệnh đề sai.

“Paris không phải là thủ đô của nước Anh” là mệnh đề đúng.

b) “23 là số nguyên tố” là mệnh đề đúng.

“23 không phải là số nguyên tố” là mệnh đề sai.

c) “2021 chia hết cho 3” là mệnh đề sai.

“2021 không chia hết cho 3” là mệnh đề đúng.

d) “Phương trình \({x^2} - 3x + 4 = 0\) vô nghiệm” là mệnh đề đúng.

“Phương trình \({x^2} - 3x + 4 = 0\) có nghiệm” là mệnh đề sai.

Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a)

(1) “Nếu ABC là tam giác đều thì nó là tam giác cân” là mệnh đề đúng.

(2) “Nếu 2a – 4 >0 thì a > 2” là mệnh đề đúng.

b) Trong mệnh đề (1) “Nếu ABC là tam giác đều thì  là tam giác cân

P: “ABC là tam giác đều”

Q: “ABC là tam giác cân”

Trong mệnh đề (2) “Nếu 2a – 4 > 0 thì a > 2

P: “2a – 4 > 0”

Q: “a > 2”

Chú ý

Từ “” trong mênh đề (1) được hiểu là “ABC”. Do đó khi chỉ ra mệnh đề Q, ta dùng “ABC” thay cho “nó” để mệnh đề được rõ nghĩa.

Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) Mệnh đề \(P \Rightarrow Q\): “Nếu hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau thì chúng có diện tích bằng nhau”

b) Mệnh đề \(P \Rightarrow Q\) đúng nên nó là một định lí. Hai cách phát biểu định lí là:

Hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau là điều kiện đủ để có diện tích bằng nhau.

Hai tam giác ABC và A’B’C’ có diện tích bằng nhau là điều kiện cần để chúng bằng nhau.