Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Tác giả đã dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm nghĩ. Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả được thể hiện một cách trực tiếp và xuyên suốt trong các câu văn.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Cảm xúc của tác giả với bài thơ là “rất thích”

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Nội dung của câu mở đoạn là giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và cảm xúc chung với bài thơ

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Phần thân đoạn gồm các câu 2,3,4,5 đã trình bày những chi tiết, hình ảnh đặc sắc, ấn tượng được trích ra từ bài thơ nhằm chứng minh, làm rõ, lí giải cho cảm xúc của tác giả với bài thơ

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Nội dung của câu kết đoạn là khẳng định lại nội dung của bài thơ và cảm xúc của tác giả dành cho bài thơ cũng như ý nghĩa của nó đối với tác giả.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Đề bài viết (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết 

Xác định đề tài 

Hãy đọc kĩ đề bài và xác định:

- Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? 

→ Viết về cảm xúc của mình với một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em đã đọc được và thấy rất hay.

- Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu? 

→ Kiểu bài đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Độ dài đoạn văn khoảng 200 chữ.

Thu thập tư liệu

Để viết được đoạn văn đáp ứng yêu cầu của đề bài, em hãy tự hỏi:

- Cần tìm những thông tin nào?

→ Thông tin chung về bài thơ: nhan đề bài thơ, tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác

- Tìm những thông tin ấy ở đâu?

→ Tìm thông tin từ nguồn trích, nguồn mà em đọc được hoặc tìm kiếm từ các trang mạng xã hội em có thể dùng. 

- Em xác định: 

+ Mục đích viết bài này là gì? 

→ Viết bài đăng lên bản tin Học tập Ngữ văn của trường để chia sẻ cảm xúc về bài thơ bốn hoặc năm chữ mà em cảm thấy hay với các bạn. 

+ Người đọc bài này có thể là ai? 

→ Các bạn học trong lớp, trong trường, các thầy cô giáo

+ Nội dung và cách viết như thế nào? 

→ Nội dung: Những cảm xúc của mình với bài thơ: yêu thích, đồng cảm với những cảm xúc của nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm

→ Cách viết: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ đúng yêu cầu đề bài ra và đảm bảo các quy định về hình thức đoạn văn.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

Em hãy:

- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của thơ bốn chữ hoặc năm chữ và hiểu cảm xúc, ý tưởng của tác giả.

- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, giọng điệu và các biện pháp tu từ mà nhà thơ đã sử dụng để thể hiện cảm xúc và ý tưởng.

- Xác định chủ đề bài thơ. 

- Xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em và lí giải vì sao em có cảm xúc đó. 

- Liệt kê những ý tưởng nảy sinh trong đầu bằng một vài cụm từ. 

Lập dàn ý 

Hãy sắp xếp các ý đã có thành dàn ý của đoạn văn theo gợi ý sau:

- Mở đoạn giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và nêu cảm xúc chung về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em đã chọn.

- Thân đoạn: trình bày chi tiết các ý thể hiện cảm xúc của em về bài thơ. 

- Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

Bước 3: Viết đoạn

Dựa vào dàn ý đã lập, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)