Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Định hướng 1.1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 78)

Hướng dẫn giải

Báo cáo nghiên cứu: Ảnh hưởng của mạng xã hội đến học tập của học sinh THPT
1. Tóm tắt:

- Báo cáo này nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội đến học tập của học sinh THPT. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp khảo sát 100 học sinh THPT tại trường X. Kết quả cho thấy mạng xã hội có cả tác động tích cực và tiêu cực đến học tập. Mạng xã hội giúp học sinh tra cứu thông tin, học tập trực tuyến, kết nối với bạn bè và giáo viên. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều có thể khiến học sinh mất tập trung, xao nhãng việc học và ảnh hưởng đến kết quả học tập.

2. Nội dung nghiên cứu:

- Mục tiêu nghiên cứu: Xác định ảnh hưởng của mạng xã hội đến học tập của học sinh THPT.
 -Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THPT tại trường X.
- Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát.
- Nội dung khảo sát:
-Mức độ sử dụng mạng xã hội của học sinh.
- Mục đích sử dụng mạng xã hội.
- Ảnh hưởng của mạng xã hội đến học tập.
Kết quả nghiên cứu:
3. Kết quả nghiên cứu:

Tác động tích cực:
- Mạng xã hội giúp học sinh tra cứu thông tin, học tập trực tuyến, kết nối với bạn bè và giáo viên.
- 70% học sinh cho biết sử dụng mạng xã hội để tra cứu thông tin học tập.
- 50% học sinh cho biết sử dụng mạng xã hội để học tập trực tuyến.
- 60% học sinh cho biết sử dụng mạng xã hội để kết nối với bạn bè và giáo viên.
Tác động tiêu cực:
- Việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều có thể khiến học sinh mất tập trung, xao nhãng việc học và ảnh hưởng đến kết quả học tập.
- 40% học sinh cho biết sử dụng mạng xã hội hơn 2 tiếng mỗi ngày.
- 30% học sinh cho biết việc sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập của họ..
Kết luận:

- Mạng xã hội là công cụ hữu ích cho học tập nhưng việc sử dụng mạng xã hội cần có chừng mực. Học sinh cần sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý để tránh ảnh hưởng đến kết quả học tập.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Thực hành 2.1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 79)

Hướng dẫn giải

Chào thầy/cô và các bạn. Mình tên là ... , hôm nay mình xin được phép đại diện nhóm 1 trình bày về kết quả nghiên cứu của nhóm. Báo cáo nghiên cứu về vấn đề tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh trường THPT Việt Đức - Hà Nội.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về giải trí của con người cũng ngày được nâng cao. Và sự phát triển của hệ thống mạng toàn cầu nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng chính là một trong những yếu tố góp phần đáp ứng cho nhu cầu ấy. Mạng xã hội Facebook dần trở thành thói quen giải trí, tiêu khiển của giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội Facebook không chỉ dừng lại ở mức độ giải trí mà còn có tác động lớn đến tâm lý, lối sống, hành vi và cách ứng xử trong các mối quan hệ. Nhận thấy những vấn đề thời sự xoay quanh đề tài này, chúng tôi đã thực hiện bài nghiên cứu này để cho thấy thực trạng sự ảnh hưởng của Facebook đến học sinh trường THPT Việt Đức - Hà Nội hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu về mức độ tác động của mạng xã hội với học sinh.
- Tìm hiểu về lượng thời gian sử dụng mạng xã hội của học sinh.
- Tìm hiểu về mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.
- Tìm hiểu về những tác động tiêu cực của mạng xã hội với học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của mạng xã hội đối với học sinh.
- Phạm vi nghiên cứu: 120 học sinh lớp 11, trường THPT Việt Đức - Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đối chiếu so sánh
- Phương pháp tổng hợp, hệ thống
5. Bố cục của đề tài.
- Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài triển khai theo 3 vấn đề:
+ I. Vai trò, vị trí của mạng xã hội trong đời sống con người.
+ II. Những ảnh hưởng của mạng xã hội đối với học sinh lớp 11 trường THPT Việt Đức - Hà Nội.
+ III. Các biện pháp nâng cao ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội với học sinh.
PHẦN NỘI DUNG
QUẢNG CÁO
I. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI.
1. Khái niệm
Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và  giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng. Tên của website nhắc tới những cuốn sổ lưu niệm dùng để ghi tên những thành viên của cộng đồng campus mà một số trường đại học và cao đẳng tại Mỹ đưa cho các sinh viên mới vào trường, phòng ban, và nhân viên để có thể làm quen với nhau tại khuôn viên trường.
2. Nguồn gốc, phương thức du nhập của Facebook vào Việt Nam và sự thay đổi của cuộc sống con người khi có Facebook
Du nhập vào Việt Nam từ 7-2009. Điều tích cực mà facebook mang lại bao gồm:
- Xu hướng thích khám phá cái mới - động lực để người sử dụng Internet, nhất là giới trẻ.
- Độ tương tác, tính trò chuyện và kết nối cao hơn.
- Đáp ứng được nhu cầu đa dạng của con người một cách dễ dàng và nhanh chóng. Con người hiện nay rất cần nhu cầu về tinh thần như kết nối, liên lạc với cộng đồng, thể hiện khả năng và cập nhật thông tin trở nên cực kỳ quan trọng.
Tuy nhiên, thay vì gặp trực tiếp để nói chuyện thì giới trẻ chỉ dành thời gian để trao đổi trên mạng xã hội Facebook. Dần dần họ sẽ mất các kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tính huống. Không ít người có biểu hiện "nghiện" Facebook như việc sử dụng trở thành thói quen, có hệ thống và tâm lý bị lệ thuộc mạnh mẽ. Đây đã dần trở thành là một bệnh lý về tâm thần.
4. Vai trò, vị trí của mạng Facebook đối với học sinh.
Ngày nay, mạng xã hội Facebook đang lôi cuốn một lượng đông đảo học sinh trường THPT Việt Đức tham gia, điển hình là các học sinh lớp 11 với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Học sinh coi mạng xã hội Facebook là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và việc sử dụng đã trở thành một thói quen hằng ngày. Mọi người rất khó để rời khỏi Facebook, bởi tất cả bạn bè của họ đều ở trên Facebook và trong tương lai, họ sẽ không muốn từ bỏ Facebook (theo kết quả của cuộc khảo sát, có đến 82%). Những mối quan hệ bạn bè này không chỉ là một sự mở rộng của những mối quan hệ học sinh đang có trong đời thực, mà ngày càng nhiều mối quan hệ được tạo ra và chỉ tồn tại trên Facebook. Bên cạnh đó, mạng xã hội Facebook còn như một kênh thông tin hữu hiệu để học sinh có thể chia sẻ và cập nhật các thông tin về bài giảng, bài tập nhóm, thời khóa biểu, các chương trình ngoại khóa ... Qua đó, mạng xã hội Facebook thể hiện tính tương tác của nó, khi trong cùng một lúc có thể mang đến cho người sử dụng những tiện ích khác nhau.
5. Vai trò, vị trí của mạng Facebook đối với cá nhân người nghiên cứu.
Facebook thật sự đã mang lại nhiều trải nghiệm thú vị và hứng thú. Facebook là nơi chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh, tán gẫu cùng bạn bè và tham gia vào các ứng dụng giải trí. Vì thế, mọi người dành khá nhiều thời gian truy cập Facebook mỗi khi mở chiếc máy tính của mình. Vì thế, với tư cách là những cá nhân trực tiếp tham gia và đồng thời cũng là học sinh lớp 11, trường THPT Việt Đức, chúng tôi xin nghiên cứu vấn đề này để hiểu rõ hơn về mạng xã hội Facebook mà chúng tôi đang sử dụng, tìm hiểu những tác động tích cực, tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh. Từ đó điều chỉnh cách sử dụng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao các tác động tích cực đối với học sinh đang sử dụng Facebook.
II. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG FACEBOOK ĐỐI VỚI HỌC SINH
2.1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh lớp 11 THPT Việt Đức - Hà Nội.
Hiện nay, blog hay các mạng xã hội không còn xa lạ với chúng ta. Nó được biết đến như một cuốn nhật ký online, thu hút sự tham gia của đông đảo giới trẻ trên toàn thế giới. Facebook ngày càng được nhiều người biết đến là một trang 10 mạng xã hội nổi tiếng trên toàn thế giới và hiện đang tăng đột biến về số lượng người dùng tại Việt Nam. Facebook được sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi, tạo ra sức hút, tốc độ lan truyền mạnh mẽ và đặc biệt thu hút sự chú ý, tham gia của đông đảo các bạn sinh viên. Và học sinh lớp 11 trường THPT Việt Đức cũng không phải là một ngoại lệ. Trong cuộc khảo sát 120 học sinh lớp 11 trường THPT Việt Đức về việc "Bạn có tham gia sử dụng trang mạng xã hội Facebook hay không?" thì có đến 96,6% trả lời có. Qua đó, cho thấy mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh lớp 11 trường THPT Việt Đức là rất cao và hầu như bất kì một bạn nào cũng có riêng ít nhất 1 tài khoản Facebook để tham gia chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh và giao lưu kết bạn. Về mức độ thời gian tham gia sử dụng Facebook thì đa số các bạn đã sử dụng Facebook trên 1 năm (chiếm 88,9%). Qua đó, phản ánh sự gắn bó từ sớm và lâu dài của các bạn học sinh đối với Facebook. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, mạng xã hội Facebook có nhiều tác động tiêu cực dễ gây ảnh hưởng đến người tham gia sử dụng. Nhưng đối với các bạn sinh viên học sinh lớp 11 trường THPT Việt Đức thì có đến 83,9% cho rằng: Có thể tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của Facebook và có 16,1% nhận định ngược lại. Bên cạnh đó, khi được hỏi: "Trong tương lai, bạn có sẵn sàng bỏ facebook hay không?" thì có 69,9% là Không và 30,1% là Có.
2.2. Những tác động tiêu cực
Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, đa số các học sinh lớp 11 trường THPT Việt Đức sử dụng Facebook một cách thường xuyên (bất kì thời gian nào trong ngày, chiếm 34,9%). Tác động tiêu cực lớn nhất mà nhóm đối tượng khảo sát cho thấy đó là việc tốn thời gian (chiếm 52,4%). Khoảng thời gian sử dụng Facebook mỗi ngày từ 1 - 3 giờ đồng hồ và trên 3 tiếng đồng hồ chiếm đa số câu trả lời trong cuộc khảo sát (41,3% và 30,2%). Bên cạnh đó, học sinh lớp 11 trường THPT Việt Đức chưa nhận thức được những tác động tiêu cực đến tâm lý, sinh lý của bản thân do việc lạm dụng Facebook như: nghiện Facebook dễ gây béo phì, ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, công việc học tập và dễ bị ảnh hưởng bởi những thói hư, tật xấu ... Ngoài ra, có những trường hợp vì sự rủ rê của bạn bè nên họ cũng tạo tài khoản để bắt kịp xu hướng. Có 15,9% cho là Facebook không có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến bản thân đối tượng được khảo sát. Những cuộc giao tiếp ảo đó làm hạn chế khả năng giao tiếp, ứng xử trong đời sống thường ngày của nhóm đối tượng được khảo sát vì Facebook là nơi không quan sát được thái độ của người nghe. Ngoài ra, trên Facebook còn có những đối tượng phát ngôn những lời lẽ thiếu văn hóa cũng tác động đến ý thức và khả năng ứng xử của các đối tượng tham gia. Thậm chí có những bạn sử dụng mạng xã hội Facebook để nói xấu bạn bè và thầy cô.
Việc dành nhiều thời gian sử dụng Facebook sẽ làm thay đổi thói quen hàng ngày của các bạn học sinh. Điều đáng nói, tác động của Facebook đã đi sâu vào tiềm thức của các bạn. Với sự hỗ trợ của những thiết bị điện tử hiện đại như: điện thoại thông minh, máy tính bảng ... thì việc truy cập Facebook càng dễ dàng hơn.
III. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC.
1. Biện pháp từ cá nhân.
- Mỗi cá nhân hãy tự hỏi xem bạn sử dụng Facebook để làm gì hay lý do đầu tiên để bạn quyết định đăng ký một tài khoản Facebook là gì?
- Tự hoạch định cho bản thân khung thời gian hợp lý, cân bằng được giữa công việc, học tập và giải trí. Chỉ dành thời gian cho Facebook khi bạn thật sự rãnh rỗi hay muốn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
- Mọi tác động của Facebook nảy sinh ra đều do ý thức của người sử dụng, nếu ý thức không tốt sẽ dẫn đến những hành vi xấu. Vì thế, trước khi chia sẻ bất cứ nội dung gì lên Facebook, mỗi cá nhân phải xem xét nó có hại gì cho ai hay không, đừng chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân mà làm ảnh hưởng đến người khác. Và đặc biệt, các bạn học sinh phải có thái độ nghiêm túc trước mọi vấn đề.
2. Biện pháp từ cộng đồng.
- Nhà trường, gia đình cần có sự hướng dẫn, tư vấn, định hướng cho học sinh về việc sử dụng mạng xã hội Facebook một cách có ít, mang lại hiệu quả tốt và ý thức được những nguy cơ tiềm ẩn của việc chia sẻ thông tin cá nhân lên Facebook.
- Các nhà quản lý các cấp, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nên tạo sân chơi giải trí lành mạnh; giáo dục, tuyên truyền về những tác hại từ việc sử dụng mạng xã hội Facebook không đúng cách. Từ đó, hướng các bạn học sinh lớp 11 trường THPT Việt Đức không nên quá lệ thuộc vào mạng xã hội Facebook, giúp cho học sinh xây dựng nhiều mối quan hệ trong xã hội để trau dồi những kỹ năng giao tiếp, ứng xử.
- Ngoài ra, xã hội cũng cần có những định hướng và giúp đỡ giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh tham gia vào các hoạt động thực tế, có ích cho bản thân và cộng đồng. Việc đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao tầm nhận thức của học sinh về các vấn đề chính trị, xã hội sẽ từng bước giúp học sinh có được bản lĩnh vững vàng xử lý được những thông tin tiếp cận từ nhiều chiều khác nhau.
PHẦN KẾT LUẬN
Mạng xã hội Facebook căn bản là một phần của xã hội ngày nay. Nó đã, đang và sẽ mang đến cho cuộc sống của con người ngày càng nhiều những tiện ích thú vị, tương tác cao cũng như sự tối đa hóa các chức năng. Tuy nhiên, mạng xã hội Facebook cũng là nơi dấy lên những tiêu cực khiến nhiều người lo lắng. Và chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho mạng xã hội Facebook. Bởi lẽ, nó đơn giản chỉ là một công cụ, một phương tiện được tạo ra để gắn kết mọi người trên toàn Thế giới. Nhưng chính những người tham gia, sử dụng lại không hiểu đúng mục đích đó nên đã sà đà và lạm dụng quá mức dẫn đến gây ra những sự việc không mong muốn. Tất cả là do hành vi và sự nhận thức ở cá nhân người tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook. Vì thế, mỗi học sinh lớp 11 trường THPT Việt Đức nên hiểu rõ những biện pháp từ bản thân và cộng đồng để tham gia vào mạng xã hội Facebook một cách tích cực nhất. Điều này sẽ giúp cho mỗi cá nhân nhận thấy Facebook hữu ích hơn và có thể kiểm soát tốt những hoạt động "không tên" trên mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, mỗi cá nhân nên thể hiện trách nhiệm trong việc nâng cao tác động tích cực của mạng xã hội Facebook đối với cộng đồng mạng nói chung và học sinh lớp 11 trường THPT Việt Đức nói riêng.
Trên đây là bài trình bày của tôi về báo cáo kết quả nghiên cứu về vấn đề tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh, cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy/cô và các bạn.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Thực hành 2.2b (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 79)