Tuần 10

Sinh hoạt dưới cờ (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 31)

Hướng dẫn giải

- Trưng bày và giới thiệu tranh về tác giả của bức tranh, nội dung bức tranh

- Nghe chăm chú tổng kết phong trào “Tủ sách lớp học”

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 31)

Hướng dẫn giải

- Vẽ sơ đồ kết nối từ ngôi sao có tên đến ngôi sao có tên bạn thân của em như mẫu trong sgk

- Mối quan hệ với những người bạn ấy như hòa thuận (hình trái tim), bất đồng (hình dấu chấm than)

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 32)

Hướng dẫn giải

- Những tình huống bất đồng với bạn là: hiểu nhầm, tranh cãi, không nghe lời khuyên của bạn, không hợp tác…

- Cách giải quyết để hai bạn đang bất đồng trở nên hiểu nhau hơn là nhờ tới sự giúp đỡ của người thứ 3 khuyên nhủ và giải thích đề hai bạn được hòa giải.Hoặc đặt mình vào vị trí để hiểu bạn 

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hoạt động sau giờ học (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 32)

Hướng dẫn giải

Em sẽ hẹn gặp bạn vào cuối giờ hoặc ra chơi, em chỉ ra những điểm đúng và điểm sai của cả hai, giải thích cho bạn hiểu. Cuối cùng em chủ động xin lỗi để giảng hòa với bạn.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Sinh hoạt lớp 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 32)

Hướng dẫn giải

- Em sẽ kể về lần bất đồng là em và bạn dự định đi chơi vào cuối tuần. Ý kiến của em là đi uống nước, nhưng bạn lại muốn đi ăn kem. Em nói rằng kem ăn vào mùa đông sẽ bị viêm họng. Còn bạn lại bảo ở nhà bạn đã uống rất nhiều loại nước khác nhau rồi. Chỉ vậy thôi nhưng tranh cãi đã nổ ra. Vậy nên em lại quay sang thuyết phục và khuyên nhủ bạn là tới nơi mà cả hai đứa đều thích đó là trung tâm thương mại. Vậy là bạn gật đầu và hai đứ lại vui vẻ và có một cuối tuần hết sức ý nghĩa

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Sinh hoạt lớp 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 33)

Hướng dẫn giải

- Một học sinh kể trước lớp về tình huống bất đồng từng xảy ra với bạn và viết cảm xúc của mình lúc đó vào tờ giấy hoặc tấm bảng.

- Mỗi đội đưa ra dự đoán về cảm xúc của bạn ấy.

Dự đoán cảm xúc của bạn ấy như các từ: giận dữ, bực bội, bình tĩnh, bực tức, giận dỗi, buồn bực, ăn năn, buồn bã, cáu giận, chán chường…

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hoạt động sau giờ học (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 33)

Hướng dẫn giải

Cách giải quyết bất đồng của em là em sẽ chủ động là người giải hòa và thuyết phục bạn hoặc em sẽ đặt mình vào vị trí của bạn rồi tưởng tượng em sẽ giải quyết vấn đề đó như thế là hợp lí hay chưa. Sau đó, em trao đổi với người thân để người thân có những góp ý về cách giải quyết đó

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)