Tự đánh giá: Trương Chi

Câu 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 120)

Hướng dẫn giải

D. (1)-(4)-(3)-(2)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 121)

Hướng dẫn giải

A. Vườn nhà Mị Nương

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 121)

Hướng dẫn giải

D. Gương mặt sáng láng, ít được thấy ở trên đời

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 121)

Hướng dẫn giải

B. Sững sờ, thất vọng

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 121)

Hướng dẫn giải

Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật:

- Chỉ dẫn "Ánh đèn từ trên lầu xuống dưới nhà....bóng tối mờ" cho người đọc thấy bối cảnh cuộc gặp gỡ của Trương Chi và Mị Nương.

- Chỉ dẫn cho hành động của nàng Mị Nương khi nhìn Trương Chi bỏ đi sau khi nhìn thấy nhan sắc thật của chàng (Vùng đến bên Trương Chi, muốn ôm rồi lại quay đi, bưng mặt, khóc nức nở) đã diễn tả nội tậm nhân vật Mị Nương tại thời điểm đó.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 6 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 121)

Hướng dẫn giải

Lời thoại của Mị Nương và bà vú về Trương Chi ở đầu văn bản kịch cho thấy trong cảm nhận của Mị Nương, Trương Chi hát hay như vậy chắc chắn là người rất đẹp, dịu dàng, có nụ cười hiền, gương mặt sáng láng ít thấy trên đời,...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 7 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 121)

Hướng dẫn giải

- Xung đột không thể hoá giải trong tâm hồn Mị Nương là nàng rất yêu Trương Chi, yêu tiếng hát và bóng lưng chàng, nhưng không thể chấp nhận nhan sắc xấu xí của chàng. Điều đó đã đập tan những ảo vọng về chàng Trương Chi hoàn mĩ của nàng trước đó.

- Có thể khẳng định xung đột như vậy vì qua những lời thoại và chỉ dẫn của văn bản, người đọc thấy rõ mâu thuẫn trong hành động của Mị Nương (ban đầu rất yêu mến Trương Chi, tha thiết được ở bên chàng; vậy nhưng khi nhìn thấy nhan sắc chàng, Mị Nương cảm thấy sững sờ, không thể tin được, nhìn chàng bỏ đi, nàng muốn ôm nhưng cuối cùng lại quay đi, bưng mặt khóc nức nở)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 8 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 121)

Hướng dẫn giải

Câu nói của Trương Chi với Mị Nương: “Ừ, thôi anh cũng chẳng muốn em yêu anh như yêu một cái bóng mờ...” cho thấy bản thân Trương Chi cũng nhận thức rõ thân phận và vẻ ngoài của mình không xứng với Mị Nương. Chàng không muốn một tình yêu dối lừa và cũng khao khát một tình yêu trọn vẹn, được là chính mình.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 9 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 121)

Hướng dẫn giải

Theo em, cả hai nhân vật Trương Chi và Mị Nương đều là nhân vật bi kịch vì:

+ Chàng Trương Chi có giọng hát tuyệt đẹp nhưng dung mạo xấu xí và gia cảnh nghèo khó. Chàng khao khát có một mối tình chân thật nhưng khi chứng kiến phản ứng sững sờ của Mị Nương khi nhìn thấy mình, chàng tự biết thân phận và đau khổ trước mối tình tuyệt vọng mà tìm đến cái chết.

+ Mị Nương ban đầu có ấn tượng tốt đẹp và hi vọng nhiều ở chàng Trương. Nhưng khi nhận thấy sự thật khác xa tưởng tượng, nàng đau đớn đến sững sờ, không thể chấp nhận.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 10 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 121)

Hướng dẫn giải

- Thông điệp vở kịch gửi đến người đọc: Không phải ai sinh ra cũng hoàn hảo. Tình yêu không chỉ là vẻ bề ngoài mà còn là sự đồng điệu giữa hai con người. Chúng ta sẽ hạnh phúc nếu biết trân trọng con người thật và giá trị của mỗi người.

- Thông điệp đó vẫn còn nguyên giá trị cho cuộc sống hôm nay, nhất là khi những giá trị thật sự đang dần bị lu mờ bởi vẻ đẹp bề ngoài.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)