Tri thức ngữ văn trang 33

Tri thức ngữ văn 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 33)

Hướng dẫn giải

Thường sử dụng điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, truyện thơ cũng sử dụng điểm nhìn ngôi thứ ba hạn tri từ một số nhân vật.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Tri thức ngữ văn 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 33)

Hướng dẫn giải

Nhân vật trong tác phẩm truyện thường được khắc họa không chỉ thông qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động mà còn qua ngôn ngữ giao tiếp và đời sống nội tâm của nhân vật, tức là thông qua đối thoại, độc thoại nội tâm.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Tri thức ngữ văn 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 33)

Hướng dẫn giải

Việc miêu tả nội tâm của nhân vật trong truyện thơ Nôm bác học có thể thực hiện theo nhiều cách: bằng lời đối thoại, độc thoại của chính nhân vật bằng những dòng thơ miêu tả phong cảnh thiên nhiên, hay kể, tả về hành vi, cử chỉ của nhân vật; qua các dòng thơ mà người kể chuyện trực tiếp nhận xét, phân tích trạng thái tâm lí, cảm xúc của nhân vật,...

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Tri thức ngữ văn 4 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 33)

Hướng dẫn giải

- Đối là biện pháp tu từ đặt những từ ngữ có âm thanh và ý nghĩa tương phản hoặc tương hỗ vào vị trí cân xứng để tạo nên sự hài hoà về ý nghĩa, đồng thời làm nên nhạc điệu cho câu thơ, câu văn. 

Biện pháp tu từ đối được sử dụng trong thơ (đặc biệt là thể thơ Đường luật bát cú), trong văn xuôi ở cấp độ câu, đoạn văn hoặc văn bản. Biện pháp tu từ này có tác dụng tạo sự cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu, tạo nên cái đẹp hài hoà theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam. Ngoài ra, biện pháp này còn có tác dụng giúp miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát mà không cần liệt kê, kể lể dài dòng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)