Tiếng đàn mưa

Trước khi đọc (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 47)

Hướng dẫn giải

- Em rất ấn tượng với bài hát: Chưa bao giờ mẹ kể của nhạc sĩ Châu Đăng Khoa. Được trình bày bởi ca sĩ Erik và Min.

- Bài hát Chưa bao giờ mẹ kể là một trong những bài hát mang ca từ cực kỳ xúc động, chạm đến trái tim của nhiều người, ca khúc được viết ra để thể hiện niềm biết ơn với mẹ, một người luôn quan tâm, chia sẻ, tần tảo hy sinh vì các con. Hãy nghe bằng cả trái tim bạn sẽ thấy bài hát này cực kỳ hay và ý nghĩa.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 47)

Hướng dẫn giải

- Những sự vật hiện tượng phụ họa cùng mưa:

+ “hoa, thềm lan (thềm nhà), nước non.”

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 47)

Hướng dẫn giải

- Những nơi mưa rơi xuống:

“Lầu, thềm lan (thềm nhà), cánh đồng, trên ngàn”.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 48)

Hướng dẫn giải

- Điệp từ “mưa xuống”; “bóng dương tà…bóng tà dương”; “mưa”.

- Đảo ngữ: “Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống”.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 48)

Hướng dẫn giải

Nhân vật “khách tha hương” rơi lệ do nhớ về quê hương, sự cô đơn dưới “bóng dương” đã làm tâm trạng sầu càng thêm sầu, buồn càng thêm buồn. Sự cô đơn như bao trùm, cùng nỗi nhớ về vùng đất xưa mà “muôn hàng lệ rơi”.  

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 48)

Hướng dẫn giải

- Đặc điểm:

+ Được cấu tạo từ hai câu thất – bảy chữ (song thất) và 1 cặp lục bát (1 câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng).

+ Chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu lục “lan; ngàn”, tiếng cuối câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát “ngàn; đàn”.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 48)

Hướng dẫn giải

- Bố cục, nội dung chính:

+ Khổ 1: Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa. 

+ Khổ 2: Những nơi mưa rơi xuống.

+ Khổ 3: Cảnh vật khi mưa rơi xuống. 

+ Khổ 4: Nguyên nhân khiến “khách tha hương” rơi lệ. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 48)

Hướng dẫn giải

- Những từ ngữ được sử dụng nhiều lần: “mưa; ý khách; bóng dương”.

- Tác dụng: Nhấn mạnh nội dung chính của bài thơ là sự cô đơn cùng nỗi nhớ của những người con xa quê. Trân trọng chốn quê hương yên bình.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 48)

Hướng dẫn giải

- Đặc điểm chung là đều trong trạng thái rụng rơi, gợi lên những nỗi buồn miên man.

- Khắc họa tâm trạng: Một nỗi lòng đầy tâm sự, lúc vui lúc buồn, những kí ức về mảnh đất quê hương đã trôi mãi vào khoảng không gian kí ức rất xa, không thể quay lại.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 48)

Hướng dẫn giải

Ở ba khổ thơ đầu, nước non xuất hiện như một tiếng đàn ngân nga giữa mùa xuân. Mượn cảnh nước non để gợi cảm xúc và suy tư. Tuy nhiên đến hai câu thơ cuối, tiếng đàn ngân vang ấy đã không còn thể kìm lại được nữa, sự cô đơn, nhớ nhung đã tuôn chảy ra ngoài “muôn hàng lệ rơi”. Tạo nên mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)