Thực hành tiếng Việt trang 44

Câu 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 44)

Hướng dẫn giải

nàng trăng tự ngẩn ngơ...

+ BPTT: nhân hóa

+ Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Hình ảnh nhân hóa đã gợi lên hình ảnh cô gái dưới ánh trắng ngẩn ngơ, thất thần suy nghĩ.

nghe rét mướt luồn trong gió...

+ Biện pháp tu từ: nhân hóa

+ Tác dụng: Gió rét đã hòa làm một, nhưng từ “luồn” đã tách đôi gió rét ra làm 2 vật thể riêng biệt. Đó là một cách vật thể hóa cái lạnh, chỉ mức độ cái lạnh của mùa thu, cái vô hình đã thành cái hữu hình nhờ động từ “luồn”.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 44)

Hướng dẫn giải

- Biện pháp tu từ so sánh:

"Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi..."

"Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt"

"Mẹ tôi đã già như cát bên bờ"

- Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 45)

Hướng dẫn giải

Những câu hỏi trong bài thơ không hướng tới một đối tượng cụ thể nào. Những câu hỏi này có tác dụng bày tỏ thái độ, nỗi niềm, cảm xúc của tác giả.

- Câu hỏi 1: ‘‘Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” như một lời trách móc nhẹ nhàng của người con gái.

- Câu hỏi 2: “Có chở trăng về kịp tối nay?” là một câu hỏi tu từ thể hiện niềm hi vọng, tình yêu thương thầm kín của tác giả.

- Câu hỏi cuối: “Ai biết tình ai có đậm đà?” câu hỏi này làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 45)

Hướng dẫn giải

- So sánh: Tác giả sử dụng một loạt các hình ảnh so sánh miêu tả một cách chân thực, rõ nét, đặc sắc tình yêu đôi lứa. 

- Lặp cấu trúc: Bốn khố thơ sau đều là sự lặp lại tương phản, đối lập với bốn khổ thơ đầu tiên. Biện pháp giúp diễn tả chân thực, rõ nét những cảm xúc của nhân vật anh và em.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)