Thực hành tiếng Việt trang 34

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 34)

Hướng dẫn giải

Tính mạch lạc của đoạn văn được thể hiện:

- Các câu được sắp xếp theo trật tự thời gian: từ sáu giờ sáng đến bảy giờ sáng. Sự thống nhất về đề tài ở đây là miêu tả ngoại cảnh.

- Hình thức:

+ Sử dụng các từ ngữ được lặp lại (phép lặp): trời, sáng.

+ Sử dụng quan hệ từ: tới, nhưng.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 34)

Hướng dẫn giải

- Các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích:

+ Sử dụng các từ đồng nghĩa, thay thế (phép thế): sử dụng các từ ngữ như "nó", "vật thể dài màu đen" để nói về "con cá".

+ Sử dụng các từ ngữ được lặp lại (phép lặp): "đuôi", "nó", "con cá", "chiếc tàu". (Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 34)

Hướng dẫn giải

Theo em không thể sắp xếp các câu trong đoạn văn theo một trật tự khác được vì các câu văn được sắp xếp đã đảm bảo tính mạch lạc và liên kết, không thể đảo lộn được.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 35)

Hướng dẫn giải

Chúng tôi đã nhìn thấy con cá kình. Nó bơi nhanh ngoài sức tưởng tượng của tất cả những người trên tàu cộng lại. Trong vòng một giờ, tàu chiến của chúng tôi không tiến gần vào nó được lấy một sải! Thật là nhục nhã cho chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ. Chúng tôi còn có thể làm gì hơn ngoài chuyện bực tức? Chúng tôi có thể làm gì hơn ngoài đợi nó đi ngủ và tóm cổ nó?!

- Mạch lạc và liên kết của đoạn văn:

+ Các câu văn được sắp xếp theo mạch đuổi bắt cá kình và tâm trạng, suy nghĩ của những người đuổi bắt cá kình.

+ Hình thức: Sử dụng phép thế: "nó" thay cho "con cá kình"; "chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ" thay cho "tàu chiến của chúng tôi".

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)