Thực hành tiếng Việt: Dấu câu, biện pháp tu từ

Thực hành tiếng Việt: Dấu câu, biện pháp tu từ (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 129)

Hướng dẫn giải

a. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt: Từ “ngược dòng” nói về hướng chảy của các dòng nước, để nói đến dòng chảy lịch sử. (lớp nghĩa khác)

b. Hang có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa ngoài dẫn vào một “sảnh chờ” rộng rãi; cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm khá rộng, sâu quá thắt lưng.

Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt: Từ “sảnh chờ” là căn phòng hoặc khu vực rộng lớn dùng để ngồi hoặc đứng chờ, ở đây muốn nói đến sự rộng lớn của cửa hang. Một sự đặc biệt.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thực hành tiếng Việt: Dấu câu, biện pháp tu từ (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 129)

Hướng dẫn giải

a. – “ăn én”: Tác giả sử dụng từ này nhằm dùng với ý nghĩa đặc biệt. Lễ hội “ăn én” là tập tục lâu đời liên quan đến loài én ở nơi này.

– “….ngón dẹt – dấu tích của bao thế hệ”: Tác giải sử dụng dấu gạch ngang với mục đích giải thích rõ hơn đặc điểm của những người này là do việc leo trèo vách đá.

b. – “Hô-oắt Lim-bơ”: Dấu gạch ngang chỉ tên riêng của nhân vật, được phiên âm ra tiếng Việt.

– …ngọc động ấy vẫ “sống”: Tác giả sử dụng dấu ngoặc kép “sống” được hiểu là đá cũng có cuộc sống, sống như con người.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thực hành tiếng Việt: Dấu câu, biện pháp tu từ (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 129)

Hướng dẫn giải

Câu văn

Công dụng của dấu ngoặc kép

Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà… Vo gạo bằng nước biển thôi”.

Đánh dấu đoạn được dẫn trực tiếp.

Cảm giác về một cuộc “ngược dòng” tìm về với thuở sơ khai đến với tôi len lỏi qua cánh rừng nguyên sinh này.

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách.

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Hang có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa ngoài dẫn vào một “sảnh chờ” rộng rãi; cửa trong lại thấp hẹp, sát

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thực hành tiếng Việt: Dấu câu, biện pháp tu từ (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 129)

Hướng dẫn giải

a, Nhân hoá: "chú", "tò mò" là những từ để gọi hoặc hành động của én như con người, giúp cho sự miêu tả chim én với các hành động trở nên vừa chân thực vừa sinh động.

b, Nhân hoá "thản nhiên", để miêu tả trạng thái cảm xúc kèm hành động của chim én một cân chân thực nhất.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thực hành tiếng Việt: Dấu câu, biện pháp tu từ (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 129)

Hướng dẫn giải

a) Biện pháp nghệ thuật nhân hóa được thể hiện qua từ "bạn", "ngủ nướng", "say giấc". Những từ này đều là những từ dùng để gọi và miêu tả con người. Tác dụng: làm cho hình ảnh những con chim én trở nên dễ thương, sinh động, biểu cảm như một con người.

b) Biện pháp nghệ thuật so sánh "như đám hoa lá ai ngẫu hứng xếp trên mặt đất". Tác dụng: làm cho hình ảnh của đàn chim én hiện lên sinh động, chân thực, biểu cảm, dễ hình dung. Người đọc hình dung được đàn chim én đậu nhộn nhịp như đám hoa lá lộn xộn trên mặt đất

c) Biện pháp nghệ thuật so sánh "như cái giếng trời khổng lồ đón khí trời và ánh sáng". Tác dụng: làm cho hình ảnh của cửa hang thứ hai hiện lên chân thực với vẻ đẹp rộng lớn, tràn ngập ánh sáng và khí trời trước mặt bạn đọc.

 

Chúc bạn học tốt!😊

(Trả lời bởi Đinh Quân Huấn THCS⊗)
Thảo luận (1)