Thiên Trường vãn vọng

Trước khi đọc (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 43)

Hướng dẫn giải

Em rất thích ngắm cảnh hoàng hôn bởi vì cảnh hoàng hôn đẹp gợi cảm giác buồn mang mác nhưng mang lại yên bình trong lòng người.

  (Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (2)

Theo dõi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 44)

Hướng dẫn giải

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: dường

- Hình thức đối: Trước xóm/ sau thôn/ tựa khói lồng.

Bóng chiều/ dường có/ lại dường không.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hình dung (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 43)

Hướng dẫn giải

- Hình ảnh con người: Mục đồng

- Hình ảnh thiên nhiên: Khói, bóng chiều, trâu, cò trắng liệng xuống đồng

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 44)

Hướng dẫn giải

"Thiên Trường vãn vọng" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (luật trắc, vần bằng).

- Các yếu tố nhận biết: Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có bảy chữ và luật thơ: luật trắc.

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 44)

Hướng dẫn giải

- Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào buổi chiều tà (hoàng hôn).

- Mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả: Các thôn xóm đã chìm dần trong sương khói như mơ như thực. (Khi chiều xuống thường có lớp sương bao quanh gióng như làn khói). Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Hình ảnh ở hai câu thơ cuối:

- Tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vẳng

- Từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng

=> Bức tranh trong hai câu thơ cuối gợi khung cảnh trở nên sinh động nhờ xuất hiện âm thanh và hoạt động của sự vật. Hình ảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao rộng, trong sạch, yên ả. Qua đó còn cho thấy sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đem lại cảm giác thân quen, gần gũi.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Những khoảng không gian tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người thoe trình tự được miêu tả trong bài thơ:

- Không gian thôm xóm: Thôn xóm chìm dưới màn khói chiều

- Không gian đồng quê:

+ Trẻ mục đồng đã khuất sau những thôn trước, thôn sau

+ Những cánh cò trắng chao liệng xuống dưới những cánh đồng

→ Tác giả như chìm đắm vào cảnh vật, non sông mình, tác giả mở rộng tấm lòng đón nhận vẻ đẹp bình dị, yên bình của cuộc sống.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Tham khảo: 

Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 45)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Câu kết: Bạch lộ song song phi hạ điền (Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng).

Hình ảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” gợi vẻ đẹp yên bình, tiêu biểu cho làng quê Việt Nam. Làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao rộng, trong sạch, yên ả. Qua đó còn cho thấy sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đem lại cảm giác thân quen, gần gũi.

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 45)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu vì ở đây vẫn có sự sống con người trong mối giao hòa với cảnh vật thiên nhiên rất đỗi nên thơ. Một ông vua mà sáng tác những vần thơ gợi cảm như thế chứng tỏ đây là con người tuy có địa vị tối cao, nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.

Nói khác đi, qua bài thơ Thiên Trường vãn vọng, vua Trần Nhân Tông đã bộc lộ tình yêu quê hương, tình yêu nhân dân, yêu đời trong sáng. Điều đó cũng chứng tỏ, ở thời đại nhà Trần, dân tộc ta, nhân dân ta sống rất cao đẹp. Bài thơ của Trần Nhân Tông góp thêm một vầng sáng nữa vào “Hào khí Đông A” của thơ văn đời Trần.

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)