Ôn tập chủ đề 6 và chủ đề 7

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều - Trang 104)

Hướng dẫn giải

2 000 Ω: giá trị điện trở cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở

2 W: công suất định mức là công suất tiêu hao trên điện trở khi có dòng điện chạy qua mà nó có thể làm việc được trong thời gian dài, không bị cháy hoặc đứt

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều - Trang 104)

Hướng dẫn giải

600 µH: điện cảm của cuộn cảm làm một đại lượng cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua nó.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều - Trang 104)

Hướng dẫn giải

150 µF: điện dung của tụ điện là một đại lượng đặc trưng cho khả năng tích luỹ năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp thuận đặt lên hai cực của nó.

500 V: điện áp định mức là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ điện.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh Diều - Trang 104)

Hướng dẫn giải

100 V: điện áp ngược lớn nhất đặt lên diode là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của diode mà vẫn đảm bảo an toàn, diode không bị đánh thủng

16 A: dòng điện định mức qua diode là trị số dòng điện lớn nhất cho phép chạy qua diode mà vẫn đảm bảo an toàn, không bị đánh thủng

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh Diều - Trang 104)

Hướng dẫn giải

Tín hiệu tương tự là tín hiệu có biên độ biến đổi liên tục theo thời gian. Tín hiệu tương tự thường được biểu diễn thông qua điện áp hoặc dòng điện

Tín hiệu tương tự có tần số thấp, biên độ thường suy giảm khi truyền đi xa nên cần các mạch xử lí tín hiệu tương tự như mạch khuếch đại, mạch điều chế và mạch giải điều chế

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Cánh Diều - Trang 104)

Hướng dẫn giải

Mạch khuếch đại tín hiệu là mạch điện tử làm tang cường độ biên độ tín hiệu mà không làm thay đổi dạng tín hiệu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Cánh Diều - Trang 104)

Hướng dẫn giải

Vai trò thiết yếu của mạch điều chế và mạch giải điều chế trong truyền thông:

1. Mạch điều chế:

- Giải thích: Mạch điều chế thực hiện nhiệm vụ biến đổi thông tin cần truyền tải (tín hiệu âm thanh, hình ảnh, dữ liệu) thành tín hiệu mang có thể truyền qua môi trường truyền dẫn (sóng vô tuyến, cáp quang, v.v.).

- Ví dụ: Trong truyền hình, tín hiệu video và âm thanh được điều chế lên sóng mang cao tần để truyền đến máy thu hình.

2. Mạch giải điều chế:

- Giải thích: Mạch giải điều chế thực hiện nhiệm vụ ngược lại với mạch điều chế, tách tín hiệu thông tin ban đầu ra khỏi tín hiệu mang đã thu được.

- Ví dụ: Tại máy thu hình, tín hiệu thu được từ ăng-ten sẽ được giải điều chế để lấy lại tín hiệu video và âm thanh ban đầu, hiển thị trên màn hình và phát ra loa.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8 (SGK Cánh Diều - Trang 104)

Hướng dẫn giải

Trong đó Uvk gọi là điện áp đầu vàokhông đảo (đánh dấu +), U gọi là điện áp đầu vào đảo (đánh dấu –) và điện áp đầu ra là Ura. Nguồn cấp cho khuếch đại thuật toán làm việc qua hai đầu +E và -E, các đầu cấp nguồn này thường ít được biểu diễn trong các sơ đồ mạch khuếch đại thuật toán.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 9 (SGK Cánh Diều - Trang 104)

Hướng dẫn giải

Bên trên là công thức mạch cộng

Nếu R1 = R= R3 = Rht

 \(U_{ra}=-\left(U_1+U_2+U_3\right)\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 10 (SGK Cánh Diều - Trang 104)

Hướng dẫn giải

Ta có U1 = 2 V

U2 = 5V

 \(U_{ra}=U_2-U_1=5-2=3\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)