Nguyễn Trãi – Nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ

Câu 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 50)

Hướng dẫn giải

- Chủ đề của văn bản và quan điểm của tác giả thể hiện tập trung ở câu văn:

"Có nên phân biệt tách bạch ở ông nhà ngoại giao, nhà hiền triết và nhà thơ không?".

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 50)

Câu 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 50)

Hướng dẫn giải

- Những yếu tố biêu cảm của văn bản được thể hiện trong câu: "Sáu trăm năm sau, nỗi thao thức canh cánh của nhà hành động và nhà thơ Nguyễn Trãi vẫn là nỗi thao thức canh cánh bên lòng của tất cả những người yêu công lí và nhân đạo trên đời này.".

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 50)

Hướng dẫn giải

- Bài viết ca ngợi và tôn vinh Nguyễn Trãi với tư cách là một đại biểu ưu tú của dân tộc Việt Nam, cũng đồng thời là “một thành viên kiệt xuất của cộng đồng loài người”. Sự nghiệp văn chương của ông cho thấy ông vừa là nhà ngoại giao, nhà hiền triết, vừa là nhà thơ luôn dành trọn tình yêu cho đất nước, nhân dân.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 50)

Hướng dẫn giải

Một số từ ngữ, câu văn trong văn bản, nhất là ở đoạn cuối, thể hiện tình cảm của tác giả đối với Nguyễn Trãi:

- tiếng nói “của một nhà yêu nước vĩ đại, da diết trong lòng Tổ quốc mình”

- thành viên kiệt xuất của cộng đồng loài người

- bộ óc sớm uyên thâm

- “Quân trung từ mệnh tập” biểu thị sáng chói cơ sở tư tưởng của Nguyễn Trãi.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)