Nắng mới

Chuẩn bị 1 (SGK Cánh Diều trang 42)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Bài thơ được chia theo khổ, mỗi khổ gồm 4 câu thơ, vần trong bài thơ được gieo theo vần chân (song – không, thời – phơi). Các dòng thơ được ngắt nhịp linh hoạt, đa dạng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình (nhịp 3/4, 4/3, 2/5).

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Chuẩn bị 2 (SGK Cánh Diều trang 42)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Bài thơ viết về người mẹ, về nỗi buồn bã, nhớ nhung, thể hiện tình cảm cảm xúc dành cho người mẹ. Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là nhân vật “tôi”. Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Chuẩn bị 3 (SGK Cánh Diều trang 42)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Bài thơ có những từ ngữ đặc sắc như: Câu gần với giời - Mẹ thì gần đất, một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ, Mây bay về xa...

Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài thơ là: So sánh, hoán dụ, nói giảm nói tránh, câu hỏi tu từ.

Tác dụng của chúng là: Nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho diễn đạt, tạo ấn tượng với người đọc về cảm xúc, hình ảnh trong tác phẩm.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Chuẩn bị 4 (SGK Cánh Diều trang 42)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Tác giả Lưu Trọng Lư:

+ Lưu Trọng Lư (19/6/1911 – 10/8/1991) là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam, quê làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học.

+ Ông học đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế thì ra Hà Nội làm văn, làm báo để kiếm sống. Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng Phong trào Thơ mới và rất tích cực diễn thuyết bênh vực “Thơ mới” đả kích các nhà thơ “cũ”.

+ Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Văn hoá cứu quốc ở Huế. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.

+ Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động văn học, nghệ thuật: hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1957, đã từng làm Tổng thư ký Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Chuẩn bị 5 (SGK Cánh Diều trang 42)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Cảm xúc, tâm trạng,…của em khi đón nhận ánh nắng mới: Những tia nắng xuân cuối cùng đang tỏa đầy tràn trên những nẻo đường. Những ánh nắng đầy dịu dàng, thanh khiết và mơn trớn chứ không đỏng đảnh, kiêu sa và gay gắt như cái nắng mùa hè.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 1 (SGK Cánh Diều trang 43)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Ở các khổ 2, 3: “Tôi” nhớ về người mẹ của mình. Trong tâm tưởng nhân vật "tôi", hình ảnh người mẹ hiện lên với những vẻ đẹp của thuở thiếu thời: phơi áo đỏ ngoài giậu, nét cười đen nhánh sau tay áo.

- Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện màu sắc, hành động trong các khổ thơ:

+ áo đỏ, nét cười “đen nhánh”.

+ nhớ, mường tượng.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 2 (SGK Cánh Diều trang 43)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Bài thơ viết theo thể thơ 7 chữ

- Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 3/4, 4/3, 2/5. Nhịp thơ đa dạng nhưng nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình.

- Cách gieo vần: Vần chân liền và vần chân cách tạo tính nhạc cho bài thơ.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

CH cuối bài 1 (SGK Cánh Diều trang 44)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Bài thơ Nắng mời là lời của chủ thể trữ tình “tôi”, bộc lộ cảm xúc, tâm tư tình cảm về người mẹ của mình.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

CH cuối bài 2 (SGK Cánh Diều trang 44)

Hướng dẫn giải
Thảo luận (1)

CH cuối bài 3 (SGK Cánh Diều trang 44)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Bài thơ Nắng mới thể hiện tâm trạng nhớ nhung của tác giả về mẹ, qua đó thể hiện sự biết ơn, tình yêu tha thiết.

- Các từ láy “xao xác”, “não nùng”, “chập chờn” khiến bài thơ chợt chùng hẳn xuống, nặng trìu một nồi buồn, một nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng. Qua đó, bộc lộ rõ tâm trạng, tâm tư tình cảm của tác giả da diết, nhớ thương về người mẹ.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)