Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. Trò chơi đang vui và em rất muốn chơi tiếp thì đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà. Khi ấy em sẽ làm gì?
Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. Trò chơi đang vui và em rất muốn chơi tiếp thì đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà. Khi ấy em sẽ làm gì?
Hình dung: Cảnh em bé trò chuyện với những người “trên mây” và “trong sóng”.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiEm bé trò chuyện với những người “trên mây” và “trong sóng” về những cuộc vui chơi của họ, hỏi cách em bé có thể lên được bầu trời, ra được ngoài khơi.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Hình dung: Niềm vui của em bé trong trò chơi với mẹ.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNiềm vui của em bé trong trò chơi với mẹ:
- Em bé là mây, mẹ là trăng, hai người ôm nhau và bầu trời là nhà.
- Em bé là sóng, mẹ là bến bờ, em cứ lăn mãi rồi cười vang trong lòng mẹ và không ai biết hai người ở đâu.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Đọc bài thơ Mây và sóng, ta như được nghe kể một câu chuyện. Theo em, ai đang kể chuyện với ai và kể về điều gì.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiEm bé đang kể chuyện cho mẹ nghe và kể về những cuộc vui chơi của sóng và biển – câu chuyện tưởng tượng.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Qua lời trò chuyện của những người "trên mây" và "trong sóng", em thấy thế giới của họ hiện lên như thế nào.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiQua lời trò chuyện của những người "trên mây" và "trong sóng", em thấy thế giới của họ hiện lên hấp dẫn, thú vị. Những người "trên mây" và "trong sóng" họ nhảy múa, ca hát, vui vẻ, hồn nhiên và yêu đời. Thế giới tràn ngập niềm hạnh phúc.
(Trả lời bởi Trần Đời)
Câu hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được" thể hiện tâm trạng gì của em bé.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCâu hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?" của em bé thể hiện:
- Sự ngây thơ của em bé, vì dù sao em bé vẫn chỉ là một em bé mà thôi. Đó là sự thắc mắc, muốn tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh mình.
- Sự thích thú của em bé vì những lời gọi mời đầy hấp dẫn.
- Sự lưỡng lự của em bé vì rất muốn đi nhưng dường như có điều gì đó ngăn cản em.
(Trả lời bởi Trần Đời)
Vì sao em bé từ chối lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng"?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiEm bé đã từ chối lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng". Bởi em là một đứa bé ngoan, em đã nhớ về mẹ, thương mẹ và từ chối lời mời. Lời từ chối của em thật ngây thơ, trong sáng đến mức khiến cho họ phải mỉm cười, nhảy múa rồi lướt qua.
(Trả lời bởi Trần Đời)
Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi gì? Em cảm nhận được gì về tình cảm của mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Em bé sáng tạo ra những trò chơi:
+ Con là mây, mẹ là trăng – con lấy hai tay trùm lên mẹ;
+ Con là sóng, mẹ là bờ – con sẽ lăn và vỡ tan trong lòng mẹ.
- Tình cảm mẹ con qua những trò chơi ấy trở nên bao la, thiêng liêng, vĩnh cửu.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần). Vì sao nó vẫn được coi là văn bản thơ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVăn bản Mây và sóng vẫn được coi là văn bản thơ vì tác phẩm đã thể hiện cảm xúc, thế giới nội tâm của tác giả, bày tỏ tình cảm yêu mến thiết tha với trẻ thơ.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Hãy tưởng tượng em đang là người trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTôi đang ngồi trên bãi cát thì thấy bạn sóng với bạn mây vui đùa rất vui. Bạn mây thì sà xuống vờn với bạn sóng. Còn bạn sóng thì với lên chơi đùa với mây. Tôi òa lên kêu: “Các cậu ơi, cho tớ chơi cùng với.”. Mây và sóng liền đồng thanh: “Tất nhiên rồi nhưng mà cậu cứ ngồi trên cát nhé vì ngoài kia và trên này rất nguy hiểm”. Thế là bạn mây và bạn sóng tiến lại gần bên tôi cùng nhau trò chuyện vui đùa. (Trả lời bởi Hà Quang Minh)