Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa

I.1 Nhận xét (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Nhóm 1: Giang sơn, nước nhà, tổ quốc, đất nước, non sông

Nhóm 2: Xe lửa, tàu hoả

Nhóm 3: Xinh xắn, đẹp, xinh

Nhóm 4: Cho, biếu

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

I.2 Nhận xét (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Em có 2 viên kẹo em cho bạn 1 viên

Em biếu ông bà quà tết

* Nhận xét

Động từ “cho” thường được dùng trong các trường hợp khi giao tiếp với người bằng tuổi hoặc ít tuổi hơn, khi bản thân mình muốn chia sẻ một thứ gì đó mà mình đang có với người khác, như ở câu trên từ cho dùng để thể hiện sự chia sẻ của em với bạn khi em có 2 viên kẹo

Động từ “biếu” thường được sử dụng trong các trường hợp nhằm để thể hiện sự tôn trọng hoặc kính trọng đối với người được nhận

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

III.1 Luyện tập (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Từ đồng nghĩa với Học trò: Học sinh

Từ đồng nghĩa với Siêng năng: Cần cù

Từ đồng nghĩa với từ Giỏi: Tốt

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

III.2 Luyện tập (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 11)

Hướng dẫn giải

- Trong đoạn văn sau những từ cùng nghĩa giống từ mang gồm: Đeo, đựng, xách, vác, khiêng

- Việc dùng các từ ấy ở mỗi câu là phù hợp. Vì thông qua các từ được dùng sẽ tương ứng với một hoạt động khác nhau, các từ được dùng để làm nổi bật lên trong các hoạt động từ nhẹ đến nặng

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)