Nhân vật chị Hoài trong tác phẩm để lại cho anh (chị) ấn tượng gì? Vì sao mọi người trong gia đình, với những tính cách khác nhau, những tất cả đều yêu quý chị Hoài?
Nhân vật chị Hoài trong tác phẩm để lại cho anh (chị) ấn tượng gì? Vì sao mọi người trong gia đình, với những tính cách khác nhau, những tất cả đều yêu quý chị Hoài?
Phân tích diễn biến tâm lí hai nhân vật ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại trước giờ cũng tất niên. Sự xúc động sâu sắc của hai người có ý nghĩa gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiÔng Bằng: “Nghe thấy xôn xao tin chị Hoài lên”. "Ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khó oà”. “Giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư, con? “.⇒ Nỗi vui mừng, xúc động không dấu giếm của ông khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất mực quí mến.
Chị Hoài: “Gần như không chủ động được mình, lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản... kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa”. Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng nấc “ông!”.⇒ Cảnh gặp gỡ vui mừng nhiễm một nỗi tiếc thương đau buồn, lo lắng trước những biến động không vui của gia đình.
Sự xúc động sâu sắc của hai người thể hiện tình cảm chân thành giữa những người trong gia. Chị Hoài xuất hiện, nỗi cô đơn của ông Bằng được giải toả, như có thêm niềm tin trong cuộc đấu tranh gìn giữ những gì tốt đẹp trong truyền thống gia đình. (Trả lời bởi Minh Thư)
Khung cảnh Tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho anh (chị) cảm xúc và suy nghĩ gì về truyền thống văn hóa riêng của dân tộc ta?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhung cảnh Tết: khói hương, mâm cỗ thịnh soạn “vào cái buổi đất nước còn nhiều khó khăn sau hơn ba mươi năm chiến tranh…” mọi người trong gia đình tề tựu quây quần… Tất cả chuẩn bị chu đáo cho khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều ba mươi Tết. Ông Bằng “soát lại hàng khuy áo, chỉnh lại cà vạt, ho khan một tiếng, dịch chân lại trước ban thờ”, “Thoáng cái ông Bằng như quên hết xung quanh và bản thể. Dâng lên trong ông cái cảm giác thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhòa… Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu.Con vẫn nghe đâu đấy lời giáo huấn…”. Ý nghĩa: Khung cảnh Tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho ta những suy nghĩ, xúc cảm sâu xa, thiêng liêng hướng về cội nguồn, giúp ta ý thức sâu sắc hơn về việc bảo vệ các giá trị truyền thống của dân tộc, nâng cao trách nhiệm giữ gìn những giá trị tốt đẹp trong quá khứ. (Trả lời bởi Minh Thư)