Gai

Sau bài đọc (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 68)

Hướng dẫn giải

Bài thơ ngắn viết về hình ảnh “bông hồng” và “gai”, vẻ đẹp của bông hồng nở ra từ vết gai cào tượng trưng cho sức mạnh tinh thần khi con người vượt qua những chông gai trong cuộc đời.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau bài đọc 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 68)

Hướng dẫn giải

Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu: Sự đối lập giữa hai từ chỉ thời gian (sớm - chiều), hai hình ảnh (hoa hồng – gai).

- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng” và “gai”, “hái bông” và “gai cào”:

+ Hoa hồng: Cái đẹp.

+ Hái hoa: Hành trình đi tìm cái đẹp.

+ Gai: Nỗi đớn đau, cái giá phải trả trên hành trình gian khổ đó.

+ Gai cào: Sự chấp nhận cái giá phải trả để đến với cái đẹp.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau bài đọc 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 68)

Hướng dẫn giải

Sự chuyển đổi của các hình ảnh trong bốn dòng thơ cuối: Từ gai cào đến sẹo lên xanh biếc, gai đơm hoa, từ bông hoa hồng có thực mà chủ thể trữ tình muốn hái đến bông hoa hồng trong tâm hồn nở ra từ vết gai cao.

=> Sự chuyển biến từ nỗi đau đớn sang sự thăng hoa, niềm hạnh phúc khi chạm đến một cái đẹp cao hơn, thuần khiết hơn. Nỗi đau khi đã vượt qua sẽ trở nên những trải nghiệm đẹp đẽ, làm tâm hồn con người phong phú thêm.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau bài đọc 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 68)

Hướng dẫn giải

Ý nghĩa của sự trở lại của hình ảnh “hoa” ở cuối bài thơ: Bản thân sự trải nghiệm nỗi đau sẽ mang lại những cái đẹp mới mẻ, cao quý hơn. Bông hoa trong hồn nở ra từ vết gai cào là biểu tượng của cái đẹp tinh thần đạt được khi con người vượt qua mất mát, chông gai trên hành trình tìm kiếm sự hoàn thiện.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau bài đọc 4 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 68)

Hướng dẫn giải

Hành trình sáng tạo là hành trình đi tìm cái đẹp vô cùng gian khổ, trong đó người nghệ sĩ phải thâm nhập, trải nghiệm, hoá thân để sống cùng những nỗi đau của kiếp người để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị trường tồn.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)