Đọc mở rộng

Đọc mở rộng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 69)

Hướng dẫn giải

1. 

Ca dao về di tích:

Dấu xưa di tích vẫn còn

Ngã ba Đồng Lộc dấu son một thời

                                        (Ngã ba Đồng Lộc)

Chín năm làm một Điện Biên,

Mười năm lịch sử làm nên cầu Ròn.

(Di tích Điện Biên)

Ca dao về lễ hội:

Tiếng đồn An Thái, Bình Khê

Nhiều tay võ sĩ có nghề tranh heo

                                        (Hội tranh heo)

Nhất vui là hội Trần Thương

Đủ đình đủ đám, thập phương tiếng đồn

                                        (Hội đền Trần Thương)

Ca dao về sản vật địa phương:

– Cam xã Đoài, xoài Bình Định.

– Cổng làng Tò, trâu bò làng Hệ.

– Cua Phụng Pháp, rau muống Hiên Ngang.

– Bưởi Đại Trà, cam Đồng Dụ, gà Văn Cú.

2. Dựa vào các câu chuyện gợi ý em đã đọc, em viết thông tin phù hợp vào phiếu đọc sách theo mẫu.

3. Em trao đổi với bạn về nội dung một bài ca dao em đã đọc: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Đây là câu ca dao nhằm gợi nhớ người ta dù làm gì, đi đâu cũng phải khắc nhớ ngày giỗ của vua Hùng Vương. Vua Hùng đã có công dựng nước, xây nên cơ đồ đất nước như ngày nay. Nhớ ngày giỗ vua Hùng là biết uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa với người đi trước. Em thấy bài ca dao này thật ý nghĩa và sâu sắc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 69)

Hướng dẫn giải

Tìm hiểu về quê hương em tại Hà Nội: Hà Nội là một vùng nằm ở ven sông Hồng, phía Đông Bắc của miền Bắc nước ta. Đây là nơi có đặc điểm địa lí tốt, tương đối bằng phẳng, gần với sông Hồng thuận lợi canh tác và phát triển. Nơi đây có văn hoá giao lưu từ các khu vực, các nước nhộn nhịp. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, còn lưu giữ các kiến trúc nổi tiếng hàng ngàn năm tuổi, di tích và dấu ấn của thời xưa gắn với nhiều truyền thuyết: Hồ Hoàn Kiếm, Lăng Bác, Khu phố cổ Hà Nội,…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)