Đọc: Đồng dao mùa xuân (Nguyễn Khoa Điềm)

Trước khi đọc 1 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 39)

Hướng dẫn giải

 Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là bài thơ gồm có nhiều dòng thơ, mỗi dòng thơ có bốn chữ/tiếng.

- Em biết những bài thơ bốn chữ: Mẹ, Mẹ yêu, Mẹ em, Quê tôi, Cây bàng ngày xuân, Đôi que đan (Lớp 4), Sắc màu em yêu (Lớp 5), Lượm.

- Cảm xúc của em về bài thơ bốn chữ Mẹ (Đỗ Trung Lai): cảm xúc đầu tiên là bài thơ dễ đọc dễ nhớ, tiếp đến là nội dung văn bản: nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực. Qua đó bản thân em thấy thương bố mẹ nhiều hơn, tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng để bố mẹ không phải lo lắng cho mình.

- Em rất ấn tượng với bài thơ “Sắc màu em yêu”. Bài thơ đã mở ra trước mắt em những hình ảnh đẹp đẽ của quê hương, đất nước, con người, bồi đắp thêm cho em tình yêu quê hương và khiến em nhớ mãi.

 

- Em biết bài thơ "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu cũng là một bài thơ bốn chữ. Bài thơ có nhịp điệu vui tươi, dễ nhớ, dễ thuộc.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Trước khi đọc 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 39)

Hướng dẫn giải

Cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ là:

- Trong các tác phẩm văn học: các chú bộ đội kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, dành lại độc lập cho dân tộc.

 

- Ngoài đời thực, khi hòa bình lập lại, đất nước phát triển: hình ảnh các chú bộ đội hỗ trợ người dân gặt lúa, đắp đê chống lũ, khôi phục lại hậu quả thiên tai. Ngoài ra, trong diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, các chú bộ đội đã vào miền Nam và hỗ trợ người dân đi mua lương thực, thực phẩm và thuốc men.

Dù là trong thời chiến hay trong thời bình thì hình ảnh chú bộ đội cụ hồ vẫn luôn oai phong, tràn đầy tình cảm và rất đáng trân trọng.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 1 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 40)

Hướng dẫn giải
 

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 4 tiếng.

- Gieo vần: vần cách (chữ cuối của dòng chẵn vần với nhau).

VD: 

Có một người lính

Chưa một lần yêu

Cà phê chưa uống

Còn mê thả diều

=> Chữ cuối của câu thơ thứ hai vần với chữ cuối của câu thơ thứ tư.

- Nhịp thơ: nhịp 2/2; 1/3 tùy theo từng câu.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 40)

Hướng dẫn giải

Người lính trong “những năm máu lửa” là những anh hùng còn trẻ, mạnh mẽ, yêu nước, thương dân, chưa một lần yêu, “chưa từng hò hẹn”, là những chàng thanh niên chân chất, hồn nhiên vô tư chưa trải sự đời “chưa một lần yêu/ mê thả diều” nhưng đã quyết ra đi hi sinh bản thân mình cho độc lập của dân tộc.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 3 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 40)

Hướng dẫn giải

Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả: Người lính đã ở lại mãi nơi chiến trường, hóa thành “ngọn lửa” để mãi sáng nơi núi rừng hoang vu. Đó là hình ảnh người lính trẻ, đầy nhiệt huyết, đầy tình yêu thương đối với dân tộc. Anh vẫn lặng lẽ, ngồi lại một mình, gửi tuổi xuân bên màu hoa đại ngàn theo những chặng đường đi lên của đất nước nhưng anh vẫn như đang chiến đấu cùng đồng đội với “ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh”, tâm thái vẫn rất hồn.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 1 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 40)

Hướng dẫn giải

Cách chia khổ của bài thơ đặc biệt ở chỗ:

- Khổ thơ đầu có 3 câu, khổ thứ hai có 2 câu và từ khổ 3 trở đi thì mỗi khổ có 4 câu.

- Tác dụng: cách chia này phù hợp với nội dung và ý nghĩa của bài thơ.

+ Khổ đầu: Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh đất nước và xuất thân của người lính.

+ Khổ thứ 2: Giống như một nốt trầm xao xuyển, báo hiệu sự không trở lại của người lính khi hòa bình lập lại, sự gợi bao suy ngẫm cho người đọc.

+ Các khổ thơ còn lại: Khắc họa hình ảnh, khoảnh khắc trong tâm hồn người lính nơi chiến trận.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 41)

Hướng dẫn giải

- Số tiếng: mỗi dòng có 4 tiếng.

- Cách gieo vần: vần chân

VD:

"Có một người lính

Đi vào núi xanh

Những năm máu lửa

...

Một ngày hòa bình

Anh không về nữa"

- Nhịp thơ: Nhịp thơ linh hoạt, có câu nhịp 2/2; có câu 1/3.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 3 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 41)

Hướng dẫn giải

Bài thơ là câu chuyện kể về cuộc đời người lính từ lúc vào chiến trường cho đến khi hi sinh:

– Người lính ấy tham gia chiến đấu vào những năm đất nước đang sôi sục những cuộc chiến.

– Khi hòa bình trở lại trên đất nước thân yêu, anh lại không thể nào trở về quê hương được nữa.

– Anh đã anh dũng hy sinh trong một trận đánh.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Sau khi đọc 4 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 41)

Hướng dẫn giải

– Chi tiết được nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh người lính: “chưa một lần yêu/ cà phê chưa uống/ còn mê thả diều”; “anh thành ngọn lửa”; “anh không về nữa/anh vẫn một mình”; “ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh/ làn da sốt rét/ cái cười hiền lành”; “Anh ngồi lặng lẽ”; “anh ngồi rực rỡ”

– Qua đó chúng ta thấy đặc điểm của người lính:

+ Những người lính giản dị, mộc mạc, chất phác.

+ Không ngại gian khó, hi sinh quên mình.

+ Tinh thần lạc quan, yêu đời.

+ Đoàn kết yêu thương nhau.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 5 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 41)

Hướng dẫn giải

– Cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội, của nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh: các đồng chí đồng đội đoàn kết yêu thương lẫn nhau. Điều đó được thể hiện qua chi tiết: khi người lính hi sinh tại chiến trường, bạn bè vẫn luôn mang theo hình bóng, tên tuổi các anh bên cạnh “anh thành ngọn lửa/bạn bè mang theo”, các anh vẫn như còn hiện hữu trên chiến trường, vẫn là hình ảnh “ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh”. Nhân dân vẫn luôn tin yêu, luôn nhớ về các anh, các anh vẫn “ngồi lặng lẽ, ngồi rực rỡ” giữa thiên nhiên, giữa núi rừng, giữa lòng nhân dân và đồng đội.

   (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)