Đàn ghi ta của Lor - ca (Thanh Thảo)

Khởi động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 48)

Hướng dẫn giải

- Sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ: 

+  Một trong những tư chất cần có của người nghệ sĩ là phải có một trái tim nhạy cảm, dễ rung ngân trước mọi “vang động của đời”. Vì vậy, người nghệ sĩ dễ “thương vay, khóc mướn”, đau những nỗi đau của mọi kiếp đời, kiếp người.

+  Nghệ thuật đòi hỏi sự trải nghiệm, vì vậy bản thân số phận của những người nghệ sĩ cũng thường đa đoan, bất hạnh. Chính những nếm trải đó đã tạo nên ở người nghệ sĩ khả năng đồng cảm sâu sắc với những cảnh đời, cảnh người. Một trong những sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ là “nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ”. Trái tim nhạy cảm, tấm lòng nhân đạo sâu sắc không cho phép họ ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi đau của nhân loại. Vì vậy nghệ sĩ cầm bút là để lên tiếng đấu tranh với cái xấu, cái bạo tàn, bảo vệ quyền sống và khát vọng chính đáng của con người.

+ Người đọc đến với mỗi tác phẩm văn chương họ bắt gặp những cảnh ngộ, những nỗi lòng của chính mình. Vì thế mà họ tìm thấy cảm giác được an ủi, được sẻ chia, được “xoa dịu vết thương”, để có thêm động lực, niềm tin hướng tới những điều tốt đẹp.

- Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư từng nói: “Người vẫn còn mang vết thương đã toan đi chữa vết thương cho người khác. Tôi nghĩ nghề viết và người viết cũng đơn giản vậy, chữa lành, an ủi những vết thương của người đời để làm dịu vết thương của chính mình”

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Khởi động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 48)

Hướng dẫn giải

*Những gì em biết về đất nước Tây Ban Nha: 

Tây Ban Nha là một vương quốc nằm ở phía Tây Nam của châu Âu.  Có rất nhiều biệt danh khác nhau khi nhắc đến quốc gia này 

Vùng đất của Flamenco”: Flamenco là một điệu nhảy nổi tiếng thế giới có nguồn gốc từ Tây Ban Nha.

“Vùng đất của những chú bò tót”: Trong văn hóa Tây Ban Nha, các cuộc đấu bò là một phần vô cùng quan trọng. Nó đã có lịch sử từ lâu và trở thành nét văn hóa gắn liền với quốc gia này.

“La Furia Roja” hoặc “La Roja”: Biệt danh này chủ yếu gắn liền với đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha. Bởi phong cách thi đấu nhiệt huyết và tràn đầy năng lượng, cũng như màu áo đỏ của họ.

“Vùng đất của ánh Mặt trời”: Sở dĩ Tây Ban Nha có biệt danh này là vì khí hậu ở đây rất ấm áp và nguồn ánh nắng mặt trời vô cùng dồi dào. Đây là một ưu điểm nổi bật khiến nhiều người định cư châu Âu lựa chọn Tây Ban Nha để sinh sống.

Ẩm thực Tây Ban Nha rất phong phú và được biết đến với một số món ăn đặc sản trứ danh.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 48)

Hướng dẫn giải

Lời đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” chính là lời di chúc nổi tiếng của Lor-ca có những ý nghĩa sâu sắc sau:

- Thể hiện tình yêu nghệ thuật say đắm của Lorca.

- Thể hiện tình yêu tha thiết của Lorca với quê hương đất nước.

- Thể hiện tư tưởng sáng tạo nghệ thuật đầy tính nhân văn của  người nghệ sĩ chân chính. Nhà thơ cách tân biết rằng thơ ca của mình một ngày nào đó sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên đã căn dặn thế hệ sau cần phải biết chôn vùi nghệ thuật của ông để đi tới và bước tiếp.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 48)

Hướng dẫn giải

Nhạc tính trong những dòng thơ miêu tả tiếng đàn:

1. Nhịp điệu:

- Dòng thơ "những tiếng đàn bọt nước" có nhịp điệu 2/2/3, tạo cảm giác nhẹ nhàng, bâng khuâng.

- Dòng thơ "Tây ban nha áo choàng đỏ gắt" có nhịp điệu 4/3, tạo cảm giác mạnh mẽ, dồn dập.

- Dòng thơ "li-la-li-la-li-la" có nhịp điệu 2/2, tạo cảm giác lặp lại, du dương như tiếng đàn.

- Dòng thơ "đi lang thang về miền đơn độc" có nhịp điệu 4/3, tạo cảm giác buồn bã, lê thê.

- Dòng thơ "với vầng trăng chếnh choáng" có nhịp điệu 3/2, tạo cảm giác chênh vênh, chao đảo.

- Dòng thơ "trên yên ngựa mỏi mòn" có nhịp điệu 3/3, tạo cảm giác chậm rãi, nặng nề.

2. Âm điệu:

- Các phụ âm "b", "t", "n", "l" trong dòng thơ "những tiếng đàn bọt nước" tạo cảm giác nhẹ nhàng, uyển chuyển.

- Các phụ âm "t", "ch", "g" trong dòng thơ "Tây ban nha áo choàng đỏ gắt" tạo cảm giác mạnh mẽ, dồn dập.

- Các nguyên âm "i", "a", "u" trong dòng thơ "li-la-li-la-li-la" tạo cảm giác du dương, êm ái.

- Các phụ âm "l", "n", "g" trong dòng thơ "đi lang thang về miền đơn độc" tạo cảm giác buồn bã, lê thê.

- Các nguyên âm "ê", "o", "a" trong dòng thơ "với vầng trăng chếnh choáng" tạo cảm giác chênh vênh, chao đảo.

- Các phụ âm "n", "g", "m" trong dòng thơ "trên yên ngựa mỏi mòn" tạo cảm giác chậm rãi, nặng nề.

3. BPTT:

- Nhân hóa: "những tiếng đàn bọt nước"

- Ẩn dụ: "áo choàng đỏ gắt", "vầng trăng chếnh choáng"

- So sánh: "li-la-li-la-li-la" như tiếng đàn

4. Hiệu quả:

- Nhạc điệu, âm điệu và BPTT đã góp phần tạo nên một bức tranh âm thanh sống động, miêu tả tiếng đàn du dương, da diết, gợi cảm giác buồn bã, cô đơn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 48)

Hướng dẫn giải

Hình ảnh áo choàng được nhắc lại ở đoạn thơ thứ hai để tái hiện bi kịch thảm khốc đã tới và nhấn chìm cuộc đời của người nghệ sĩ. Hệ thống những hình ảnh: người nghệ sĩ, vầng trăng hay yên ngựa đến cây đàn ghi ta… tái hiện lại chân dung của Lor-ca một cách lãng mạn như thể đang nhún nhảy theo điệu nhạc lilalila “mỏi mòn” từ “mỏi mòn” thể hiện trạng thái mệt mỏi, hết sức khi phải làm việc trong một khoảng thời gian rất dài. Trên con đường sáng tạo và đổi mới tha ca, có lẽ Lor-ca cũng có những giây phút cảm thấy thực sự mệt mỏi. Và hình ảnh áo choàng bê bết đỏ chính là một ám ảnh nghệ thuật bởi đó không còn là màu đỏ gắt mà là màu của máu, gợi cái chết đầy bi thảm của Lor-ca

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 49)

Hướng dẫn giải

- Điệp ngữ “tiếng ghi ta” được nhắc lại bốn lần kết hợp với nghệ thuật chuyển đổi cảm giác như một tiếng nấc nghẹn ngào:

- "tiếng ghi ta nâu": biểu trưng cho tình yêu dành cho những con đường, những mảnh đất ở Tây Ban Nha.

- "tiếng ghi ta lá xanh": biểu trưng cho tình yêu cuộc sống mãnh liệt.

- "tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan": Lor-ca bị sát hại, nghệ thuật cũng dang dở.

- "tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy": số phận Lor-ca oan khiên, thảm khốc.

→ Tất cả diễn tả lòng tiếc thương của nhân dân Tây Ban Nha nói chung, của tác giả Thanh Thảo nói riêng đối với cái chết đầy oan khuất của Lorca.

→ Thanh Thảo đã sáng tạo một loạt hình ảnh dựa trên cơ chế tương giao chuyển đổi cảm giác. Hình ảnh đầu tiên chính là tiếng ghi ta nâu, âm thanh của tiếng đàn đã được ghi lại bằng mày sắc. Bản thân màu sắc gợi ra nhiều lới nghĩa khác nhau, có thể là màu khởi nguyên của sự sống – đất; có thể là màu của cây đàn ghi ta; nhưng cũng có thể là màu mắt của cô gái di-gan sống trên thảo nguyên.

Hình ảnh tiếng ghi ta xanh lại tiếp tục là một hình ảnh thơ đa nghĩa nữa. Có thể hiểu tiếng đàn ghi ta như là xanh biết mấy, sự chuyển đổi giữa âm thanh tiếng đàn đến sức xanh của lá, gợi nên sức sống, sự tươi non, góp phần khẳng định sức sống bền bỉ của tiếng đàn. Cũng có thể hiểu tiếng đàn ghi ta làm lá xanh biết mấy, ở đây sức sống và giá trị của tiếng đàn còn to lớn và mãnh liệt hơn nữa. Nó không chỉ là giá trị tự thân của tiếng đàn mà còn có sức lan tỏa, tác động làm các sự vật, hiện tượng bừng lên sức sống, lá cây xanh hơn, cuộc đời đẹp đẽ hơn.

Tiếp tục phát huy tài năng của mình, Thanh Thảo sáng tạo ra âm thanh thứ ba, đó là tiếng đàn tròn. Hình ảnh tiếng đàn tròn đã xuất hiện ở đầu tác phẩm đến đây lại được lặp lại một lần nữa. Tiếng đàn bọt nước biểu tượng cho sự tròn trịa, long lanh, nếu ở đầu bài thơ mới chỉ là dự cảm về sự mong manh, dễ vỡ thì đến đây đã trở thành hiện thực. Động từ “vỡ tan” đã một lần nữa khẳng định sự mong manh ấy, nó diễn ra vô cùng nhanh chóng và bất ngờ.

Cuối cùng là hình ảnh “tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy” vô cùng ám ảnh người đọc. Đến đây tiếng đàn thực sự đã trở thành sinh thể sống, không chỉ tồn tại với giá trị tinh thần vô hình mà dường như nó còn có cả thể xác – hữu hình. Bởi vậy, khi bị hủy diệt, bị chà đạp nó vỡ tan thành muôn ngàn dòng máu. Một số phận đầy đau thương, bi thảm trước sự tàn sát đẫm máu của chủ nghĩa phát xít. Cảm nhận nỗi đau thuộc về thể xác của tiếng đàn vốn được coi là thuộc về tinh thần, cho thấy sự đồng điệu, tri âm của Thanh Thảo với tiếng đàn hay chính với người nghệ sĩ Lor-ca.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 49)

Hướng dẫn giải

Cái chết:

- "Bỗng kinh hoàng/ áo choàng bê bết đỏ": Cái chết của Lorca được miêu tả bất ngờ, dữ dội và đầy bi thương.

- "Máu chảy đêm qua/ trên đường trắng ngà": Hình ảnh ẩn dụ cho sự hy sinh của Lorca.

- "Đường chỉ tay đứt": Biểu tượng cho sự kết thúc của cuộc đời Lorca.

Sự bất tử:

- "Tiếng đàn ròng ròng máu chảy": Tiếng đàn của Lorca vẫn tiếp tục ngân nga, bất chấp cái chết.

- "Tiếng đàn không ai chôn cất": Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lorca, sẽ sống mãi trong lòng người.

- "Cây đàn ghi ta/ lá hoa rụng đầy": Hình ảnh ẩn dụ cho sự bất tử của nghệ thuật Lorca.

Ngoài ra:

- Giọng thơ đa dạng: Bi tráng, hào hùng, trữ tình.

- Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, thể hiện cảm xúc mãnh liệt của tác giả.

Kết luận:

- Bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" đã thể hiện sự tiếc thương của tác giả trước cái chết của Lorca, đồng thời khẳng định sự bất tử của nghệ thuật Lorca. Tiếng đàn của Lorca sẽ mãi mãi sống trong lòng người yêu nghệ thuật.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 50)

Hướng dẫn giải

Bài thơ miêu tả Lor-ca, một nghệ sĩ tự do có tư tưởng cách tân về nghệ thuật, sống cô đơn trong xã hội đầy biến loạn của Tây Ban Nha lúc bấy giờ và cái chết oan khuất của ông do thế lực tàn ác gây ra. Qua đó tác giả thể hiện niềm xót thương và những suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lor-ca. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 50)

Hướng dẫn giải

- Nhạc tính của bài thơ được tạo nên bởi các yếu tố: 

+ Tính nhạc trước hết được thể hiện qua nhịp điệu của từ ngữ khi nhà thơ sử dụng phép điệp câu “li-la li-la li-la” ở đầu và cuối bài thơ tạo ra kết cấu vòng lặp. Đây là kết cấu thường gặp trong những bài hát. Nó như một cú vê ghi-ta của nhạc công khi đệm cho người hát ca khúc. Chuỗi âm thanh ấy mở đầu – có ý nghĩa như phần dạo đầu – đánh dấu khoảng ngắt cho người hát bắt đầu trình diễn ca khúc. Rồi chuỗi âm thanh đó lại khép lại bài ca: li – la li – la li – la. Câu thơ “li-la li-la li-la” bản thân nó đã mang một nhịp điệu đặc trưng, khơi gợi cho người đọc về một bản nhạc du dương, trầm lắng, được cất lên bởi một vị lãng tử ở miền xa xăm nào đó, phiêu diêu theo điệu nhạc, vừa có chút gì đó thanh thản thoải mái, lại có gì hụt hẫng chưa trọn vẹn. Nó gợi lên hình ảnh về một cuộc đời của kẻ lãng tử cả đời phiêu bạt, lang thang, tự hát lên khúc hát của chính mình. Chính biện pháp nghệ thuật này đã biến bài thơ thành một khúc nhạc jazz nhẹ nhàng và sâu lắng.

+ Phép điệp được nhà thơ sử dụng rất nhiều trong bài thơ, nhà thơ lặp lại hình ảnh tiếng ghi ta rất nhiều lần trong bài:

Hát nghêu ngao…

Tiếng ghi ta nâu…

Tiếng ghi ta là xanh…

Tiếng ghi ta tròn…

Tiếng ghi ta ròng ròng…

Tiếng như cỏ mọc hoang…

Cái hay của Thanh Thảo nằm ở chỗ hình ảnh hóa tiếng đàn ghita, nhưng vẫn giữ nguyên được chất nhạc của bản thân nó. Tiếng đàn vang vọng và xuyên suốt trong bài, mang những âm sắc khác nhau. Người đọc khi thưởng thức tác phẩm, có thể mường tượng một bài hát đang được xướng lên, với nền chủ đạo là tiếng đàn ghi ta khi phiêu lãng, tự do, khi lại dồn dập tha thiết, phẫn nộ.

Nó được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, Phép điệp này chạy suốt bài thơ vẫn dẫn dắt mạch thơ vừa liên kết các khổ thơ vừa tạo nên độ luyến láy của một bản nhạc. Ta có thể thấy sự giao thoa tinh tế giữa hai lĩnh vực nghệ thuật là văn học và âm nhạc, bổ sung cho nhau và làm đẹp cho nhau. Có thể nói, nhìn từ nhịp điệu của hình ảnh, tiết tấu của sự ứng diễn, Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo có sự hoà quyện khá nhuần nhuyễn giữa thơ và nhạc

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (3)

Sau khi đọc 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 50)

Hướng dẫn giải

Hình tượng Lor-ca được thể hiện trong hai đoạn thơ đầu:

1. Lor-ca - nghệ sĩ tài hoa:

- “Những tiếng đàn bọt nước”: Hình ảnh ẩn dụ độc đáo, gợi liên tưởng đến nghệ thuật của Lor-ca: 

+ Lung linh, huyền ảo, đẹp đẽ.

+ Mong manh, dễ vỡ như bọt nước.

+ Thể hiện tài năng và sự sáng tạo của Lor-ca trong nghệ thuật.

- "Tiếng đàn ghi ta nâu": biểu tượng cho nghệ thuật của Lor-ca.

-  "Bầu trời cô gái ấy": biểu tượng cho thế giới nghệ thuật mà Lor-ca đã kiến tạo.

-  "Máu chảy": biểu tượng cho sự hy sinh của Lor-ca cho nghệ thuật.

2. Lor-ca - người yêu nước:

-“Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”: 

- Hình ảnh ẩn dụ: 

+ "Tây Ban Nha": quê hương của Lor-ca.

+ "Áo choàng đỏ gắt": biểu tượng cho cuộc đấu tranh dữ dội, quyết liệt.

- Thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của Lor-ca, sự dũng cảm đấu tranh cho tự do, dân chủ.

- Hình ảnh "máu chảy" còn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước nồng nàn của Lor-ca. Lor-ca đã dũng cảm hy sinh bản thân để bảo vệ những giá trị tốt đẹp của quê hương.

3. Lor-ca - con người bi kịch:

- Sự đối lập giữa hai hình ảnh: 

- "Những tiếng đàn bọt nước": nghệ thuật mỏng manh, đẹp đẽ.

- "Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt": cuộc đấu tranh dữ dội, khốc liệt. Thể hiện sự hy sinh của Lor-ca trong cuộc đấu tranh cho nghệ thuật và tự do.

4. Lor-ca - người nghệ sĩ bất tử:

- Tiếng đàn ghi ta của Lor-ca vẫn tiếp tục vang lên, bất chấp sự tàn bạo của chế độ độc tài: "không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang".

- Hình ảnh "cỏ mọc hoang" biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của nghệ thuật Lor-ca.

5. Lor-ca - biểu tượng cho những giá trị tốt đẹp:

- Hình tượng Lor-ca trong hai đoạn thơ đầu là biểu tượng cho những giá trị tốt đẹp: nghệ thuật, tình yêu quê hương, đất nước và sự bất tử.

Ngoài ra, hai đoạn thơ đầu còn thể hiện:

- Nỗi tiếc thương của tác giả trước sự hy sinh của Lor-ca.

- Lòng ngưỡng mộ đối với tài năng và phẩm chất của Lor-ca.

- Niềm tin vào sức sống mãnh liệt của nghệ thuật và những giá trị tốt đẹp của con người.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)