Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
Tìm và phân tích các chi tiết mà tác giả đã sáng tạo để khắc họa nhân vật Vũ Nương, qua đó, nêu nhận xét, đánh giá của em về số phận, phẩm chất của nhân vật này.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiChi tiết tác giả đã sáng tạo:
- Khi chồng đi lính chưa được bao lâu thì Vũ Nương sinh bé Đản và một mình gánh vác hết việc nhà chồng nhưng nàng chứ bao giờ chểnh mảng chuyện con cái. Để con trai bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha, nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản.
=> Nhận xét về số phận, phẩm chất của nhân vật này:
- Là người mẹ yêu con hết mực
- Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.
- Vì vậy, người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết, mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi mặc nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan.
=> Hiện lên với số phận của nạn nhân trong chiến tranh, khắc khổ nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp.
(Trả lời bởi datcoder)
Người vợ đã nói gì khi bị chồng nghi ngờ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Khi bị chồng nghi ngờ, Vũ Thị Thiết đã có những lời nói:
+ Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.
+ Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết.
+ Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.
+ Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
(Trả lời bởi datcoder)
Truyện kết thúc như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTrương Sinh lập đàn tràng dài ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang, Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa sau có năm mươi chiếc xe cờ tán, lúc ẩn, lúc hiện.
(Trả lời bởi datcoder)
Chú ý các chi tiết kì ảo trong phần (3).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Chi tiết kì ảo thứ nhất: Phan Lang đêm nằm mộng thấy có người xin chàng thả rùa xanh mà chàng vừa bắt được (Linh phi hóa thân)
- Chi tiết kì ảo thứ hai: Vũ Nương và Phan lang được Linh Phi cứu sống và cho ở nơi động rùa dưới thủy cung. Sau đó, Phan Lang được hồi sinh và trở về trần gian
- Chi tiết kì ảo thứ ba: linh hồn Vũ Nương trở về trên bến sông khi Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng nói vài lời tỏ minh rồi từ từ biến mất trong sương khói mịt mờ.
(Trả lời bởi datcoder)
Tình huống bất ngờ nào xuất hiện?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTình huống bất ngườ xuất hiện: Hết hạn đi lính, Trương Sinh trở về, nhưng Vũ Nương chưa được hưởng hạnh phúc sum họp gia đình được bao lâu thì xảy ra bi kịch. Trong một lần, bé Đản buột miệng nói "Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ im thin thít...".
(Trả lời bởi datcoder)
Nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh được giới thiệu như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Vũ Thị Thiết:
+ Quê Nam Xương.
+ Tính tình: tính thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp.
- Trương Sinh:
+ Cùng quê Nam Xương.
+ Thất học, có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá mức.
(Trả lời bởi datcoder)
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc hiểu văn bản truyện truyền kì, bên cạnh các yêu chung về đọc hiểu văn bản truyện theo đặc trưng thể loại, các em cần chú ý thêm những yếu tố sau:
+ Phát hiện và đánh giá ý nghĩa, tác dụng của các yếu tố kig lạ, kì ảo (nhân vật thần, tiên, ma quỷ; cõi tiên, địa ngục, thuỷ cung…).
+ Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố thực và yếu tố kì lạ, kì ảo trong văn bản, qua đó, tìm hiểu, xác định quan điểm, thái độ của người viết.
+ Suy nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh mà truyện đặt ra và liên hệ với cuộc sống ngày nay.
- Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Dữ và tập truyện Truyền Kì mạn lục.
- Đọc toàn bộ văn bản và ghi lại những cảm nhận hoặc ấn tượng đầu tiên của em.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Thông tin về tác giả Nguyễn Dữ:
+ Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, Hải Dương.
+ Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu.
+ Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào.
+ Tương truyền ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ 16. Tuy nhiên mối quan hệ giữa ba người (mà phần lớn từ nguồn dân gian lưu truyền trong nhiều thế kỷ nhưng thiếu chứng cứ lịch sử) ngày nay đang gặp phải sự bác bỏ của giới nghiên cứu văn học sử.
+ Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà.
+ Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phú); nhưng mới được một năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ, xin về ở núi rừng Thanh Hóa. Từ đó trải mấy năm dư, chân không bước đến thị thành rồi mất tại Thanh Hóa.
- Thông tin về tập truyện Truyền Kì mạn lục:
+ Sáng tác duy nhất của ông là quyển Truyền kỳ mạn lục (Ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền). Theo lời Tựa của Hà Thiện Hán viết năm 1547 thì ông viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh.
+ Sách gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện (trừ truyện 19 Kim hoa thi thoại ký) đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Tác phẩm được Hà Thiện Hán, người cùng thời, viết lời Tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính, Nguyễn Thế Nghi, dịch ra chữ Nôm; và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá là một "thiên cổ kỳ bút".
- Những cảm nhận hoặc ấn tượng đầu tiên của em khi đọc văn bản này: viết Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã lấy cốt truyện trong dân gian. Nhưng rõ ràng với tấm lòng yêu thương con người sâu nặng, bằng bút pháp kể chuyện giá dặn, với tình tiết lúc thì chân thật đời thường, lúc thì kì ảo hoang đường, ông đã xây dựng được hình tượng nhân vật vô cùng sống động, mang ý nghĩa xã hội cao. Do đó tác phẩm của ông đã giáo dục chúng ta lòng yêu thương con người sâu sắc, lòng quyết tâm sống chiến đấu vì quyền sống và hạnh phúc con người.
(Trả lời bởi datcoder)
Vũ Thị Thiết muốn nhắn gửi điều gì với chồng qua lời tiễn đưa này?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiQua lời tiễn đưa này, Vũ Thị Thiết chỉ mong chồng mình có thể bình yên mà trở về. Hạnh phúc mà nàng hướng đến chính là sự sum vầy, đoàn tụ của gia đình.
(Trả lời bởi datcoder)
Vũ Nương là ai? Chi tiết nào không có thật?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Vũ Nương là người ngày trước bị vu oan, phải gieo mình xuống sông tự tử nhưng được các nàng tiên trong cung cứu giúp.
- Chi tiết không có thật: các nàng tiên trong cung nước rẽ một đường nước cho Vũ Nương thoát chết.
(Trả lời bởi datcoder)