Đọc trước văn bản Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên, tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyễn Dữ và tập Truyền kì mạn lục.
Đọc trước văn bản Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên, tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyễn Dữ và tập Truyền kì mạn lục.
Tìm hiểu về Thánh Tản Viên trong truyền thuyết và trong đời sống văn hóa của người Việt.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTruyền thuyết về Thánh Tản Viên:
Theo truyền thuyết về nguồn gốc đức thánh Tản Viên, các thần tích vùng Sơn Tây, Vĩnh Phú thì Tản Viên Sơn Thánh là người ở động Lăng Xương (Thanh Thủy – Phú Thọ ngày nay), tên là Nguyễn Tuấn (Nguyễn Tùng), con ông Nguyễn Cao Hạnh (Hành) và bà Đinh Thị Điêng (Đen). Khi lớn lên nhận bà Ma Thị Cao Sơn ở núi Ngọc Tản làm mẹ nuôi.
Trong tâm thức dân gian của người Việt, Tản Viên là một trong bốn vị Thánh bất tử (Tiên Dung Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Tản Viên, Thánh mẫu Liễu Hạnh ).
Đây là vị Thánh biểu đạt cho những khả năng to lớn và vĩnh viễn của cộng đồng trong lao động sáng tạo ra nguồn của cải vô tận và trong chiến đấu chống thiên tai để bảo vệ cuộc sống chung
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thái độ của mọi người đối với hành động đốt đền của Tử Văn nói lên điều gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThái độ của mọi người đối với hành động đốt đền của Tử Văn: “ đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn”
→ Hành động của Tử Văn vô cùng dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều ai cũng phải run sợ để diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống cho người dân.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Chú ý thái độ của Tử Văn trước lời nói của viên bách hộ.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThái độ của Tử Văn trước lời nói của viên bách hộ: “ mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”
→ Thái độ ung dung, tự tin, không sợ hãi.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Tâm sự này của thổ thần đem lại cho em những cảm xúc và suy nghĩ gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiQua lời tâm sự của thổ thần với Tử Văn đã nói lên một hiện thực nhức nhối của xã hội đương thời: hiện tượng quan liêu, nạn quan tham; quan lại bị đồng tiền che mắt, cái xấu được mặc sức hoành hành, gây biết bao nỗi đau khổ cho người dân lương thiện.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Chú ý sự ý thức của Tử Văn về nhân cách của mình.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTử Văn vô cùng tự tin về nhân cách của bản thân mình : “ Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”
→ Thể hiện được tính cách gan dạ, cứng cỏi, tin vào chính nghĩa.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Câu nói của Diêm Vương đem lại cho em suy nghĩ gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Lời nói của Diêm Vương: “Lũ các ngươi chia tòa sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên vị, phạt thì đích xác mà không nghiệt ngã, vậy mà con có sự dối trá càn bậy như thế”.
→ Đây là lời trách phạt của Diêm Vương với các phán quan nhưng ẩn sau đó là hiện thực xã hội nhức nhối của xã hội đương thời: nạn quan tham, dối trá vẫn luôn hoành hành, gây biết bao nỗi đau khổ cho người dân.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Chi tiết Tử Văn “chắp tay thi lễ” với người quen có ý nghĩa gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiChi tiết này đã thể hiện phần nào tính cách của Tử Văn- một con người lễ độ, đầy nghĩa tiết với mọi người.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Hãy tóm tắt văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (khoảng 7-10 dòng). Theo em, văn bản có thể chia làm mấy phần?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải*Tóm tắt tác phẩm:
Ngô Tử Văn, vốn là người khảng khái, chính trực, không chịu nổi sự tác yêu, tác quái của hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi nên đã đốt đền của hắn. Sau khi đốt xong, Tử Văn lên cơn sốt và khi đó chàng gặp hồn ma tướng giặc đòi trả đền và đe dọa bắt chàng xuống âm phủ. Chiều tối, Thổ Thần gặp để bày cách cho chàng cách đối phó với yêu quái. Xuống âm phủ, trước mặt Diêm Vương, Tử Văn dũng cảm vạch trần tội ác của tên hung thần. Sau cuộc đối chất, hồn ma bị trừng trị, Tử Văn được sống trở lại, nhận chức phán sự đền Tản Viên.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Tìm trong văn bản những chi tiết liên quan đến lai lịch của Ngô Tử Văn. Theo em, tại sao tác giả lại lựa chọn những chi tiết đó để giới thiệu nhân vật?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNhững chi tiết liên quan đến lai lịch của Ngô Tử Văn:
+Tên họ: Ngô Tử Văn, tên là Soạn
+Quê quán: huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang
+Tính tình:
“Khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được”
“Vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”
→ Tác giả đã lựa chọn những chi tiết như họ tên, quê quán, tính tình để miêu tả nhân vật Ngô Tử Văn. Đây là cách giới thiệu quen thuộc, truyền thống trong văn học Trung đại. Cách mở đầu ngắn gọn, trực tiếp đã tạo ấn tượng cho người đọc về hình ảnh nhân vật Ngô Tử Văn, đồng thời dự báo những tình tiết thú vị về sau.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)