Cau

Chia sẻ 1 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 33)

Hướng dẫn giải

Dòng 1: Nói thật không sợ mất lòng.

Dòng 2: Đói cho sạch, rách cho thơm.

Dòng 3: Thẳng như ruột ngựa.

Dòng 4: Tre già măng mọc.

Dòng 5: Giấy rách phải giữ lấy lề.

Dòng 6: Ăn ngay nói thẳng, mọi tật mọi lành.

Dòng 7: Ngang bằng sổ thẳng.

Dòng 8: Danh dự điều quý nhất.

Dòng 9: Cây ngay không sợ chết đứng.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Chia sẻ 2 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 33)

Hướng dẫn giải

- Từ cột dọc màu xanh là trung thực.

- Các từ đồng nghĩa với trung thực là: thành thực, thật thà, thẳng thắn, thành thật

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 34)

Hướng dẫn giải

a, Khổ thơ tả hình dáng cây cau:

Đứng đâu là cao đấy

Mà chẳng che lấp ai

Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh

Da bạc thếch tháng ngày.

b, Khổ thơ nêu ích lợi của cây cau:

Mà tấm lòng thơm thảo

Đỏ môi ngoại nhai trầu

Thương yêu đàn em lắm

Cho cưỡi ngựa tàu cau.

c, Khổ thơ thể hiện tình cảm của tác giả với cây cau:

Tai lắng tiếng ríu ran

Thoảng thơm trong hơi thở

Chắc chim mới ra ràng

Ồ! Hoa cau đang nở!

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 34)

Hướng dẫn giải

Những từ: dáng khiêm nhường, mảnh khảnh, da bạc thếch tả hình dáng cây cau gợi cho em liên tưởng đến con người.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 34)

Hướng dẫn giải

Những từ ngữ, hình ảnh: tấm lòng thơm thảo miêu tả cây cau như một con người giàu tình thương yêu, sẵn sàng giúp đỡ người khác. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 35)

Hướng dẫn giải

Qua hình ảnh cây cau, tác giả bài thơ muốn nói lên cây cối cũng giống như con người, có tình cảm, có cảm xúc. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 35)

Hướng dẫn giải

Em học được là có thể nhân hóa những đặc điểm của cây cối giống như con người ở bài thơ này về cách tả cây cối. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)