Cái roi tre

Suy ngẫm và phản hồi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 103)

Hướng dẫn giải

Cách quan sát, miêu tả cảnh vật của nhân vật “tôi” một cách chi tiết, tỉ mỉ, từ những gì thân thuộc gần gũi nhất: cái roi, rễ tre, rễ mít, đàn gà, ....

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Suy ngẫm và phản hồi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 103)

Hướng dẫn giải

- Trong văn bản, hình ảnh “cái roi tre” được nhắc đến 3 lần, trong các dòng thơ:

Bố tôi với cái roi tre

Nỗi đau đâu cứ phải là roi tre?

Bố tôi quăng cái roi tre lên trời.

- Tác dụng:

+ Cho thấy sự gần gũi, thân quen cua chiếc roi tre.

+ Sự tha thứ, nỗi đau khi người thân mất qua hình ảnh người cha quăng đi.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Suy ngẫm và phản hồi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 103)

Hướng dẫn giải

- Mở đầu bài thơ, thấy con nhỏ bỏ học chạy về nhà, người bố mới cần chiếc roi tre như để răn dạy.

- Dòng thơ cuối, khi con lại bỏ học trở về,  người cha “quảng roi tre lên trời.”

- Tác dụng: Từ hình ảnh chiếc roi quen thuộc, tác giả đã vẽ nên một bức tranh và vô hình qua đó cho thấy sự tha thứ, nỗi đau khi người thân mất.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Suy ngẫm và phản hồi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 104)

Hướng dẫn giải

Qua hai dòng thơ trên, tác giả muốn gửi thông điệp về sự đau khổ và nỗi đau không nhất thiết phải đến từ những phương pháp trừng phạt. Bởi nỗi đau đâu chỉ có thể do chiếc roi gây nên, mà thậm chí đến từ chính những người thân trong nhà, đó là khi ông mất. Bởi vậy hãy trân trọng khoảnh khắc bên những người thân yêu trong gia đình vì chẳng biết bao giờ họ rời xa chúng ta.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)