Bình Ngô đại cáo

Trước khi đọc (SGK Chân trời sáng tạo trang 33)

Hướng dẫn giải

- Một số tác phẩm văn học gắn với các sự kiện trọng đại:

+ Hịch Tướng Sĩ- Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn

+ Nam Quốc Sơn Hà – Lý Thường Kiệt

+ Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 34-38)

Hướng dẫn giải

- Việc nêu ra quan niệm về nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm khẳng định tư tưởng chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 34-38)

Hướng dẫn giải

- Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác trên đất nước ta: thừa cơ gây họa khi chính sự Đại Việt chưa yên ổn, gây nhiễu loạn, tàn ác, làm khổ nhân dân, bắt dân ta làm phục dịch suốt hai mươi năm, thể hiện sự tham lam và tàn bạo (vơ vét sản vật, tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,...).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 34-38)

Hướng dẫn giải

Những hình ảnh cuối ở đoạn a, “Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cờ phấp phới”, “Tướng sĩ một lòng phụ từ”. Đã thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân, toàn quân. Những hình ảnh “Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh”, “Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”. Nhằm thể hiện sự thắng lợi sắp tới của nghĩa quân.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 34-38)

Hướng dẫn giải

- Khí thế chiến thắng của nghĩa quân trong đoạn 3b là chiến thắng vang dội, khí thế ngút trời, vẻ vang và bùng nổ như sự gột rửa sạch những chà đạp, những nhục nhã mà giặc Minh khi xâm lược đất nước ta đã gây ra

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 34-38)

Hướng dẫn giải

Ở đoạn thứ 5 giọng điệu nghị luận là giọng tự hào, mãnh liệt. Thể hiện sự phấn khởi, hào hứng trước một kỉ nguyên mới tốt đẹp của dân tộc. Khẳng định về sự vững bền muôn đời.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 39)

Hướng dẫn giải

- Hoàn cảnh ra đời: Bình Ngô đại cáo ra đời sau khi nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh.

- Mục đích viết của bài cáo: Tuyên bố cuộc kháng chiến dành thắng lợi.

- Dấu hiệu nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận:

+ Thể loại văn bản: thể Cáo là một trong những thể văn nghị luận cổ thời xưa.

+ Văn bản có hệ thống luận điểm rõ ràng, được chia tách thành các đoạn, đi kèm là những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục để chứng minh, làm sáng rõ luận điểm.

⇒ Như vậy có thể khẳng định Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 39)

Hướng dẫn giải

- Phần mở đầu bài cáo ngoài việc tiêu lên lập trường nhân nghĩa chấn chỉnh của dân tộc Đại Việt, còn đề cập đến những vấn đề lớn:

+ Nước Đại Việt là một nước có lãnh thổ riêng biệt với một nền văn hoá riêng biệt có bề dày lịch sử “Như nước Đại Việt ta từ trước phong tục Bắc Nam cũng khác”.

+ Nước Đại Việt là một nước có chủ quyền, độc lập từ lâu đời với những triều đại tự chủ ngang hàng với lân bang “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần ... xưng đế một phương”.

+ Nước Đại Việt là một nước có truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền và chiến thắng ngoại xâm qua nhiều triều đại “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau ... chứng cớ còn ghi”.

⇒ Do đó, phần này có ý nghĩa như một tuyên ngôn độc lập

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 39)

Hướng dẫn giải

- “Nhân nghĩa” là tư tưởng trọng yếu xuyên suốt bài cáo và được thể hiện nhất quán trong các phần của bài cáo như sau:

+ Ở phần 1, nó thể hiện qua quan điểm nhân nghĩa” là trừ bạo để yên dân, gìn giữ chủ quyền chống lại bọn cướp nước. Đây chính là lí do có công cuộc “Bình Ngô”.

+ Ở phần 2, nó là sự phơi bày những tội ác của giặc Minh trong niềm thương xót sâu sắc đối với dân lành và căm phẫn vô biên đối với quân giặc bạo ngược.

+ Ở phần 3, nó thể hiện ở tuyên ngôn của quân ta, đội quân chính nghĩa: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; lấy chỉ nhân để lay cùng bạo”, ở cảm xúc bất nhẫn trước cảnh máu chảy đầu rơi của binh sĩ giặc do sự ngoan cố ngu xuẩn của bọn tướng lĩnh cầm đầu, ở “lòng hiếu sinh” tha bổng hàng binh giặc và cấp phương tiện cho về nước.

+ Ở phần 4, nó thể hiện ở niềm tự hào của một dân tộc đã chiến thắng trong tư thế chính nghĩa.

⇒ Phần 1 và các phần tiếp theo của bài cáo nối kết theo quan hệ nhân quả.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 39)