Bài tập cuối chương VI

Bài 6.33 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 21)

Hướng dẫn giải

Ta có: 0,2 . 1,2 = 0,3 . 0,8

Các tỉ lệ thức có thể được là:

\(\dfrac{{0,2}}{{0,3}} = \dfrac{{0,8}}{{1,2}};\dfrac{{0,2}}{{0,8}} = \dfrac{{0,3}}{{1,2}};\dfrac{{1,2}}{{0,3}} = \dfrac{{0,8}}{{0,2}};\dfrac{{1,2}}{{0,8}} = \dfrac{{0,3}}{{0,2}}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Bài 6.34 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 21)

Hướng dẫn giải

Vì \(\dfrac{x}{{2,5}} = \dfrac{{10}}{{15}}\) nên x. 15 = 2,5 . 10 \( \Rightarrow 15.x = 25 \Rightarrow x = \dfrac{{25}}{{15}} = \dfrac{5}{3}\)

Vậy \(x = \dfrac{5}{3}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 6.35 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 21)

Hướng dẫn giải

Ta có: \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\) nên a.d = b.c

Ta suy ra được các tỉ lệ thức: \(\dfrac{a}{c} = \dfrac{b}{d};\dfrac{d}{b} = \dfrac{c}{a};\dfrac{d}{c} = \dfrac{b}{a}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Bài 6.36 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 21)

Hướng dẫn giải

a) Chiều cao của người đó là:

\(170 : 2,54  \approx 66,9 \approx 67 \)( inch)

b) Chiều cao của một người tính theo xentimet có tỉ lệ thuận với chiều cao của người đó tính theo inch vì chúng liên hệ với nhau theo công thức: Chiều dài (theo cm) = 2,54. Chiều dài (theo inch)

Hệ số tỉ lệ là 2,54.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 6.37 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 21)

Hướng dẫn giải

Trong tam giác ABC có: \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \)

Mà số đo ba góc \(\widehat A,\widehat B,\widehat C\) của tam giác ABC tỉ lệ với 5;6;7 nên \(\dfrac{{\widehat A}}{5} = \dfrac{{\widehat B}}{6} = \dfrac{{\widehat C}}{7}\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\begin{array}{l}\dfrac{{\widehat A}}{5} = \dfrac{{\widehat B}}{6} = \dfrac{{\widehat C}}{7} = \dfrac{{\widehat A + \widehat B + \widehat C}}{{5 + 6 + 7}} = \dfrac{{180^\circ }}{{18}} = 10^\circ \\ \Rightarrow \widehat A = 10^\circ .5 = 50^\circ \\\widehat B = 10^\circ .6 = 60^\circ \\\widehat C = 10^\circ .7 = 70^\circ \end{array}\)

Vậy số đo 3 góc \(\widehat A,\widehat B,\widehat C\) lần lượt là \(50^\circ ;60^\circ ;70^\circ \)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 6.38 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 21)

Hướng dẫn giải

Gọi số công nhân mỗi đội lần lượt là x,y,z (người) \((x,y,z \in N^*).\)

Vì số công nhân của đội thứ nhất nhiều hơn số công nhân của đội thứ hai là 3 người nên \(x – y = 3\).

Vì khối lượng công việc là như nhau và năng suất của các máy như nhau nên số công nhân và thời gian hoàn thành là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch.

Áp dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:

\(4x=5y=6z\Rightarrow \dfrac{x}{{\dfrac{1}{4}}} = \dfrac{y}{{\dfrac{1}{5}}} = \dfrac{z}{{\dfrac{1}{6}}}\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \dfrac{x}{{\dfrac{1}{4}}} = \dfrac{y}{{\dfrac{1}{5}}} = \dfrac{z}{{\dfrac{1}{6}}} = \dfrac{{x - y}}{{\dfrac{1}{4} - \dfrac{1}{5}}} = \dfrac{3}{{\dfrac{1}{{20}}}} = 3:\dfrac{1}{{20}} = 3.20 = 60\\ \Rightarrow x = 60.\dfrac{1}{4} = 15\\y = 60.\dfrac{1}{5} = 12\\z = 60.\dfrac{1}{6} = 10\end{array}\)

Vậy 3 đội có lần lượt là 15; 12 và 10 công nhân.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)