Bài học từ cây cau

Trải nghiệm cùng văn bản (SGK Chân trời sáng tạo trang 107)

Hướng dẫn giải

Có ba cuộc hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau trong đoạn: ông – bố, ông – tôi, tôi – ông

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Suy ngẫm và phản hồi 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 107)

Suy ngẫm và phản hồi 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 107)

Hướng dẫn giải

Những cây cau đặc biệt vì đã gắn bó với ngôi nhà, thân thiết và tự nhiên như tình thân với gia đình. Nó thân thuộc khi luôn hiện diện trước nhà, là thực thể trong đời sống và nhiều sinh hoạt văn hóa. Cả nhà đều yêu cây cau, cây cau là tình yêu nhà, yêu thiên nhiên. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Suy ngẫm và phản hồi 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 107)

Hướng dẫn giải

Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”, đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với chính mình. Vì không có lời hồi đáp, chỉ là nhân vật tự nói với lòng mình. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Suy ngẫm và phản hồi 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 107)

Hướng dẫn giải

Vì khi trò chuyện với cây cau, mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy” khác nhau đã làm nên sự đa tính cách, khác biệt trong mỗi thành viên, để người này không lặp lại người trước. Mỗi người có những cách sáng tạo, cách sống và làm việc, suy nghĩ để hoàn thiện mình. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)