Bài 9. Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long

Khởi động (SGK Cánh Diều - Trang 40)

Hướng dẫn giải

Hiểu biết của em: Vua Lý Công Uẩn, trong gần 20 năm trị vì (1009-1028), ngoài những công lao to lớn đối với nhà Lý trên các phương diện kinh tế, văn hóa, củng cố thế độc lập tự chủ dân tộc, ông đã có một đóng góp nổi bật mang ý nghĩa lịch sử, đó là công cuộc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của nhà nước phong kiến độc lập và mở ra một giai đoạn lịch sử mới có ý nghĩa quyết định với vận mệnh dân tộc của đất Thăng Long.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 40)

Hướng dẫn giải

* Sự thành lập triều Lý:

- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua.

- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.

- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành là Thăng Long.

* Nội dung và ý nghĩa Chiếu dời đô

- Nội dung: Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện ý chí của toàn dân tộc, là kết tinh văn hóa của thời đại. Đó là 1 tác phẩm đầu tiên mở đầu cho sự hình thành 1 hệ tư tưởng mới của Đại Việt: tinh thần hòa đồng, đoàn kết mang màu sắc dân chủ.

+ Tinh thần dân chủ, nhân ái vốn chứa dựng trong cộng đồng Việt từ bao đời với Nho giáo biểu hiện qua tư tưởng, xây dựng 1 nhà nước trên vận lệnh trời, dưới thuận ý dân tạo cơ sở cho sự thống nhất đất nước. Tư tưởng ấy là chỗ dựa vững chắc cho sự tốn vong và phát triển của đất nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 41)

Hướng dẫn giải

- Nhà Lý quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, củng cố chính quyền, quân đội, xây dựng nhiều chàu chiền, coi trọng giáo dục

- Nhà Lý giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng. Năm 1076, quân Tống đưa quân sang xâm lược Đại Việt. Nhà Lý đã chủ động tổ chức cuộc kháng chiến chống Tống và giành thắng lợi.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều - Trang 43)

Hướng dẫn giải

Vào năm 1005, vua Lê Hoàn mất, các con của Lê Hoàn tranh chấp ngôi vua, đem quân đánh lẫn nhau; các hoàng tử hoặc bị giết, hoặc đầu hàng. Lúc bấy giờ, Lê Long Đĩnh (1005 - 1009) lên ngôi vua nhưng do sớm đi vào con đường ăn chơi sa đọa nên làm mất lòng dân, khiến dân oán giận. Năm 1009 Lê Long Đĩnh mất, triều đại Tiền Lê chính thức kết thúc.

Dưới hoàn cảnh đó, tháng 10 âm lịch năm 1009, triều đình đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, lập ra triều Lý (1009 - 1225). Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long. Việc dời đô về Thăng Long phản ánh yêu cầu mới về phát triển nhà nước phong kiến tập quyền và chứng tỏ khả năng, lòng tin, quyết tâm của cả dân tộc trong việc giữ vững nền độc lập.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều - Trang 43)

Hướng dẫn giải

Nhân vật: Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt sinh năm Kỷ Mùi 1019, tức năm Thuận Thiên thứ 10, đời vua Lý Thái Tổ ( 1010 – 1028), sinh ra trong gia đình có truyền thống học hành và làm quan. Lý Thường Kiệt làm quan trải thờ ba đời vua là Lý Thái Tông ( 1028 – 1054), Lý Thái Tông ( 1054 – 1072) và Lý Nhân Tông ( 1072 – 1127).

Sinh thời Lý Thường Kiệt có ba cống hiến lớn.

- Không ngừng nêu cao tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết vì nghĩa cả, không ngừng nêu cao phẩm giá trung quân ái quốc của các bậc đại thần khi vận nước lâm nguy cũng như non sông được thái bình. 

- Góp phần đắc lực cùng vua và triều đình trong sự nghiệp xây dựng đất nước, đặc biệt là góp phần củng cố sức mạnh của guồng máy nhà nước đương thời.

- Vạch kế hoạch chiến lược và trực chỉ huy những trận đánh lừng danh nhất của thế kỷ XI, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lăng nguy hiểm và xảo quyệt của quân Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Cánh Diều - Trang 43)

Hướng dẫn giải

Nhân vật: Nguyên Phi Ỷ Lan

Nguyên Phi Ỷ Lan là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử triều Lý. Từ thiếu nữ nơi thôn dã, khi cơ hội đến, bằng sắc đẹp và tài năng của mình, bà dần vươn lên giành ngôi cao tột bậc, trở thành Thái hậu. Với tài năng nhiếp chính, bà đã góp phần đưa đất nước Đại Việt đã có một vị trí đáng tự hào, làm nước lớn sợ, nước nhỏ mến phục... Là một phụ nữ sáng danh trong lịch sử nước nhà, Nguyên phi Ỷ Lan, ngoài tài trị quốc, an dân bà còn có công việc chống xâm lược, chấn hưng Phật giáo. Chẳng thế mà dân gian thường gọi bà là “Phật giáng thế” hay “bà Tấm Kinh Bắc”. Một danh hiệu mà không nhiều người phụ nữ trong lịch sử có vinh hạnh này.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)