Bài 6: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 22)

Hướng dẫn giải

- Một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay như: an ninh lương thực, nguồn nước, năng lượng, mạng,..

- Cần thiết phải bảo vệ để đảm bảo tình trang yên ổn, để phát triển, không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, duy trì mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 22)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

♦ An ninh lương thực:

An ninh lương thực được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia và thế giới về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc nguồn lương thực nhập khẩu.

- Tình trạng mất an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu. Năm 2021, thế giới có khoảng 2.3 tỉ người (chiếm 29.3% dân số thế giới) bị đói, thiếu dinh dưỡng, trong đó: Đông Phi, Trung Phi và Nam Á là những khu vực chịu tác động mạnh nhất của nạn đói.

- Một số nguyên nhân gây mất an ninh lương thực như: các cuộc xung đột vũ trang, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh… làm gián đoạn nguồn cung cấp và khả năng tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm.

- Khủng hoảng an ninh lương thực làm suy giảm chất lượng cuộc sống người dân, làm phức tạp của các vấn đề về xung đột, khủng bố ở nhiều quốc gia trên thế giới.

- Một số giải pháp để giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực:

+ Khẩn cấp cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo cho những người ở vùng có nguy cơ cao nhất.

+ Tăng sản xuất lương thực, tăng năng suất sản xuất nông nghiệp bền vững.

+ Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế như: tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc (FAO), Quỹ tiền tệ quốc tế…

+ Các nước chủ động đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bằng nhiều biện pháp, như: phát triển sản xuất lương thực, bình ổn giá lương thực, chính sách thương mại ưu tiên nhóm hàng lương thực – thực phẩm,…

♦ An ninh nguồn nước:

- An ninh nguồn nước được hiểu là sự đảm bảo về trữ lượng nước, chất lượng để phục vụ cho sinh kế, hoạt động sản xuất, môi trường sinh thái, đồng thời cũng là sự đảm bảo trước các dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái trong môi trường hòa bình và ổn định chính trị.

- Vấn đề an ninh nguồn nước trên toàn cầu đang đứng trước nhiều thách thức, đe dọa:

+ Nguồn nước trên hệ thống sông bị ô nhiễm, cạn kiệt do hoạt động của con người, gây thiếu nước sạch cho sinh hoạt trong sản xuất.

+ Trên toàn thế giới có khoảng hơn 2 tỉ người sống ở các quốc gia thiếu hụt nguồn cung cấp nước.

+ Xung đột tài nguyên nước giữa các quốc gia ở nhiều lưu vực sông có xu hướng gia tăng, dẫn đến bất ổn chính trị - xã hội.

+ Trong cùng một lưu vực sông, việc khai thác lợi ích kinh tế từ khu vực thượng nguồn có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và hoạt động kinh tế của người dân ở khu vực hạ nguồn.

- Để đảm bảo an ninh nguồn nước cần có sự chung tay của các tổ chức quốc tế và mỗi quốc gia. Một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước:

+ Các tổ chức quốc tế thường xuyên phối hợp nghiên cứu, thảo luận, triển khai những sáng kiến hành động để giải quyết các thách thức của vấn đề an ninh nguồn nước.

+ Các quốc gia khan hiếm nước và các quốc gia trong cùng một lưu vực sông cần tăng cường hợp tác, chia sẻ và kiểm soát nguồn nước.

+ Mỗi quốc gia đồng thời chủ động và bảo vệ nguồn nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước và đầu tư hệ thống thủy lợi, công nghệ xử lý và tái sử dụng nước… để đảm bảo nguồn an ninh nước quốc gia.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 25)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Cần thiết phải bảo vệ nền hòa bình thế giới, vì:
+ Trên thế giới hiện nay có nhiều mối đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế như: đói nghèo; xung đột vũ trang; biến đổi khí hậu; tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên đất liền và trên biển,…
+ Bảo vệ hòa bình trên thế giới giúp: tăng trưởng kinh tế; tăng cường mối quan hệ hợp tác; tạo sự thịnh vượng cho các quốc gia; đem lại cuộc sống tự do ấm no, hạnh phúc cho nhân loại.
=> Do đó, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của mỗi quốc gia và mọi người trên thế giới.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Vấn đề: An ninh lương thực

Quan niệm: Là sự đảm bảo của mỗi quốc gia và thế giới về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực.

Biểu hiện: 2,3 tỉ người bị đói, thiếu dinh dưỡng

Giải pháp: Khẩn cấp cung cấp lương thực cứu trợ nhân đạo cho những vùng có nguy cơ, tăng sản xuất lương thực, tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

– Vai trò của Liên Hợp quốc còn được thể hiện qua thực tiễn hoạt động trong hơn 60 năm qua. Những tác động tích cực, to lớn đến mọi mặt của đời sống quốc tế và từng dân tộc tuy rằng tổ chức này đã phải trải qua nhiều khó khăn và chịu một số hạn chế. Số lượng thành viên có sự tăng lên nhanh chóng làm hiệu quả lên việc thúc đẩy quá trình thực dân hóa, góp phần đưa các vùng lãnh thổ không tự quản gồm tới hơn 700 triệu người trở thành 80 quốc gia độc lập.
– Theo đề nghị của những bên xung đột tổ chức Liên Hợp quốc đã triển khai hơn 60 hoạt động gìn giữ hòa bình nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các bên đi đến các thỏa thuận chấm dứt xung đột và thực hiện các thỏa thuận đó. Liên Hợp quốc đã xây dựng và tiến hành soạn thảo được 15 Công ước quốc tế về giải trừ quân bị, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định Thế giới. Do đó, lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức Liên Hợp quốc đã được trao tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel vào năm 1988. Sau đó, Tổ chức Liên Hợp quốc và ông Tổng thư ký Kofi Anna được tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel năm 2001.

Những đóng góp lớn của tổ chức Liên Hợp quốc là đã góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chiến tranh Thế giới mới trong 62 năm qua. Những cuộc khủng hoảng quốc tế đã được giải quyết với sự trung gian hòa giải của tổ chức Liên Hợp quốc. Theo những số liệu được thống kê bởi Liên Hợp quốc, tổ chức đã hỗ trợ được các cuộc thương lượng đưa đến giải pháp hòa bình cho hơn 170 cuộc xung đột xảy ra trên khắp các khu vực trên Thế giới.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)