Bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Câu hỏi mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 40)

Hướng dẫn giải

Quá trình tiêu hóa và dinh dưỡng của những loài trên (muỗi, trâu, sư tử) có những điểm giống nhau và khác nhau do sự thích nghi với những loại thức ăn khác nhau:

- Giống nhau: Muỗi, trâu, sử tử đều là những loài động vật có quá trình biến đổi thức ăn diễn ra trong ống tiêu hóa. Trong đó, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được tiêu hóa ngoại bào tạo thành chất dinh dưỡng để cơ thể có thể hấp thụ được.

- Khác nhau:

+ Về cách lấy thức ăn: Muỗi lấy thức ăn bằng cách ăn hút (hút dịch lỏng từ cơ thể động vật hoặc thực vật) nhờ vòi chích lỗ. Trâu, sử tử lấy thức ăn bằng cách ăn thức ăn rắn (trâu gặm cỏ, sư tử cắn xé con mồi).

+ Về cách tiêu hóa thức ăn: Sự tiêu hóa thức ăn ở muỗi, sư tử nhanh hơn ở trâu do nguồn thức ăn của chúng giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa; sự tiêu hóa thức ăn ở trâu có sự tham gia của hệ vi sinh vật cộng sinh;…

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Cánh diều - Trang 40)

Hướng dẫn giải

1 – Lấy thức ăn: Thức ăn được đưa vào miệng.

2 – Tiêu hóa thức ăn: Thức ăn được vận chuyển trong ống tiêu hóa và được tiêu hóa ngoại bào nhờ quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học để tạo nên các chất dinh dưỡng.

3 – Hấp thụ chất dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và mạch bạch huyết. Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non.

4 – Tổng hợp (đồng hóa) các chất: Chất dinh dưỡng được vận chuyển đến tế bào. Tế bào sử dụng những chất dinh dưỡng đó để tổng hợp thành những chất cần thiết cho các hoạt động sống.

5 – Thải chất cặn bã: Những chất không hấp thụ được đi vào ruột già và biến đổi thành phân rồi đào thải ra ngoài qua hậu môn.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh diều - Trang 41)

Hướng dẫn giải

Giai đoạn

Bọt biển

Thủy tức

Người

Lấy thức ăn

Nhờ roi kéo nước qua các sợi hình trụ của cổ áo, các vụn thức ăn trong nước được thực bào vào trong tế bào cổ áo để tiêu hóa hoặc chuyển cho tế bào amip.

Xúc tu có tế bào gai làm tê liệt con mồi, đưa con mồi vào miệng đến túi tiêu hóa.

Thức ăn được đưa vào miệng.

Tiêu hóa thức ăn

Các vụn thức ăn được tiêu hóa nội bào trong tế bào cổ áo hoặc tế bào amip thành các chất dinh dưỡng.

Con mồi được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào: Tế bào tuyến tiết enzyme để tiêu hóa thức ăn thành những phân tử nhỏ trong túi tiêu hóa (tiêu hóa ngoại bào). Những hạt thức ăn nhỏ được đưa bào tế bào tuyến để tiêu hóa tiếp nhờ các không bào tiêu hóa (tiêu hóa nội bào).

Thức ăn được vận chuyển trong ống tiêu hóa và được tiêu hóa ngoại bào nhờ quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học để tạo nên các chất dinh dưỡng.

Hấp thụ chất dinh dưỡng

Tế bào amip có khả năng di chuyển tự do trong thành cơ thể giúp vận chuyển chất dinh dưỡng cho tế bào khác của cơ thể.

Các chất dinh dưỡng được giữ lại ở trong tế bào tuyến và có thể được vận chuyển cho tế bào khác của cơ thể.

Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và mạch bạch huyết. Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non.

Tổng hợp (đồng hóa) các chất

Các chất dinh dưỡng được hấp thụ tham gia hình thành các sợi (gai) xương hoặc hình thành tế bào mới khi cần.

Các chất dinh dưỡng được tế bào sử dụng để tổng hợp thành những chất cần thiết cho các hoạt động sống.

Tế bào sử dụng những chất dinh dưỡng đó để tổng hợp thành những chất cần thiết cho các hoạt động sống.

Thải chất cặn bã

Những chất không hấp thụ được đào thải ra ngoài thông qua hình thức xuất bào rồi theo dòng nước thoát ra ngoài qua lỗ thoát nước.

Những chất không hấp thụ được đào thải ra ngoài thông qua hình thức xuất bào rồi cũng đi ra ngoài môi trường qua lỗ miệng.

Những chất không hấp thụ được đi vào ruột già và biến đổi thành phân rồi đào thải ra ngoài qua hậu môn.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Cánh diều - Trang 41)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa (quá trình tiêu hóa ở bọt biển), thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong tế bào). Ở một số loài động vật đa bào bậc thấp, có sự kết hợp cả hai hình thức tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào (tiêu háo bên ngoài tế bào) trong túi tiêu hóa.

Động vật có túi tiêu hóa: Ở ruột khoang và giun dẹp, thức ăn được biến đổi ngoại bào trong túi tiêu hóa, sau đó được hấp thụ vào tế bào và tiếp xúc được tiêu hóa nội bào. Thức ăn đi vào và chất thải đi ra đều qua lỗ miệng.
Động vật có ống tiêu hóa: Ở nhiều loài động vật không xương sống và tất cả động vật có xương sống, thức ăn được biến đổi trong ống tiêu hóa. Thức ăn đi vào qua lỗ miệng. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa và được tiêu hóa ngoại bào nhờ quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học. Ở một số loài động vật, thức ăn còn được tiêu hóa nhờ hệ vi sinh. Chất thải được thải ra ngoài qua hậu môn.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh diều - Trang 42)

Hướng dẫn giải

- Chưa có cơ quan tiêu hóa: bọt biển.

- Có túi tiêu hóa: sán lá, giun đất.

- Có ống tiêu hóa: gà, chó, cá.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh diều - Trang 43)

Hướng dẫn giải

Sự khác nhau về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và hoạt động thể lực:

- Theo độ tuổi: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng dần đến tuổi trưởng thành (15 – 19 tuổi) rồi giảm dần khi tuổi về già. Giải thích: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng dần đến tuổi trưởng thành (15 – 19 tuổi) do ở độ tuổi này cần nhiều năng lượng và nguyên liệu cho hoạt động sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ. Ngược lại, khi tuổi về già, quá trình sinh trưởng và phát triển giảm dần nên nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng giảm dần.

- Theo giới tính: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở nam thường cao hơn ở nữ. Giải thích: Nam giới thường có quá trình sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ hơn, hoạt động thể lực cao hơn,… nên cần nhiều năng lượng và nguyên liệu cho hoạt động sống hơn.

- Theo tình trạng mang thai: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai cao hơn phụ nữ không mang thai. Giải thích: Phụ nữ mang thai cần nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng hơn bình thường để vừa cung cấp cho cơ thể mẹ vừa cung cấp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

- Theo hoạt động thể lực: Người hoạt động thể lực nhẹ có nhu cầu năng lượng và các cất dinh dưỡng thấp hơn người hoạt động thể lực trung bình và người hoạt động thể lực nặng. Giải thích: Người hoạt động thể lực nặng tiêu hao nhiều năng lượng cho các hoạt động làm việc ở cường độ cao nên nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở những người này cao hơn.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Tìm hiểu thêm (SGK Cánh diều - Trang 43)

Hướng dẫn giải

- Thiếu vitamin A: Nếu thiếu vitamin A, cơ thể người sẽ mắc nhiều bệnh liên quan đến mắt như quáng gà, tăng sản sinh các tế bào vảy gây sừng hóa bề mặt, làm tổn thương và mất ổn định màn nước mắt từ đó gây khô mắt; hoặc bệnh liên quan đến da như làm cho da bị nhiễm khuẩn gây ngứa, khô, tróc vảy, da sần sùi,... Ngoài ra, thiếu hụt vitamin A còn gây xơ gan hoặc ứ mật mãn tính. Ở trẻ em, nếu thiếu hụt vitamin A thường xuyên dẫn đến mệt mỏi, kém ăn, chậm phát triển, da khô và tóc rụng nhiều, hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa và da.

- Thiếu vitamin C: Khi thiếu vitamin C sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, thở nông, da dẻ thô ráp, vết thương chậm lành và có những nốt xuất huyết. Ngoài ra, thiếu vitamin C cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như thiếu máu, loãng xương, thoái hóa khớp, tim mạch, scorbut, ung thư,…

- Thiếu vitamin B1: Khi thiếu vitamin B1 sẽ khiến cơ thể ăn uống không ngon miệng, dẫn đến sút cân nhanh chóng, cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược, mệt mỏi, thiếu sức sống. Ngoài ra, thiếu vitamin B1 cũng dẫn đến khó thở, rối loạn nhịp tim, yếu cơ, mờ mắt, ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động,…

- Thiếu vitamin D: Khi bị thiếu vitamin D sẽ dẫn tới bệnh còi xương ở trẻ em và bệnh loãng xương ở người lớn. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, thiếu vitamin D sẽ gây ra các triệu chứng không điển hình như dễ bị kích thích, ra mồ hôi, chậm mọc răng, mềm xương sọ, dễ bị co giật; khi trẻ biết đứng sẽ dễ bị cong vẹo cột sống, chân bị vòng kiềng. Ngoài ra, thiếu vitamin D còn dẫn tới nguy cơ cao mắc các bệnh lí tim mạch, suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi, gây ra hen suyễn ở trẻ em và gây ung thư,…

- Thiếu calcium: Ở trẻ em, thiếu calcium sẽ gây bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, biến dạng xương, chân vòng kiềng, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn nội tiết tố, rối loạn giấc ngủ, co giật các cơ, suy yếu hệ miễn dịch,… Ở người lớn, thiếu calcium sẽ gây bệnh loãng xương, nứt viêm da, phong thấp, hội chứng hạ calcium máu, viêm loét đường tiêu hóa, suy nhược thần kinh, bệnh tim, xơ cứng động mạch,…

- Thiếu chất xơ: Khi thiếu chất xơ sẽ dẫn đến cơ thể bị tăng nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh trĩ, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,…

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Cánh diều - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Bệnh thường gặp

Triệu chứng

Cách phòng tránh

Tiêu chảy

 - Đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, đau cơ, da tím tái, khó thở, ngưng thở, co giật, trụy mạch, bất tỉnh,.…

 - Không ăn thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu; sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; không sử dụng các thức ăn chứa tác nhân gây dị ứng;…

Táo bón

 - Đi đại tiện ít hơn 3 lần/1 tuần, phân cứng và khó đẩy phân ra ngoài, phân có đường kính lớn, đau khi đi đại tiện, máu trên bề mặt phân cứng,…

 - Cung cấp đầy đủ thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước, thức đẩy hoạt động thể chất, tạo thói quen đi vệ sinh,…

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Cánh diều - Trang 44)

Vận dụng (SGK Cánh diều - Trang 44)

Hướng dẫn giải

- Có chế độ dinh dưỡng cân đối (không ăn quá nhiều, không ăn quá ít), phù hợp với độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, tính chất công việc.

- Sử dụng thực phẩm sạch, an toàn, rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ.

- Cần đảm bảo vệ sinh khi chế biến, sử dụng và bảo quản thực phẩm.

- Bảo vệ môi trường sống (bảo vệ nguồn đất, nguồn nước,…).

- Không lạm dụng các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi và cây trồng.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)