Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 23)

Hướng dẫn giải

1. Tài nguyên thiên nhiên:

* Hiện trạng

Tài nguyên sinh vật

+ Các hệ sinh thái tự nhiên đang giảm dẫn về quy mô và chất lượng.

+ Tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng tăng qua các năm nhưng chủ yếu là rừng trồng.

+ Số lượng loài sinh vật cũng đang bị giảm đi nhanh chóng, ngày càng có nhiều loài có tên trong danh sách bị đe doạ, tuyệt chủng hoặc nguy cấp cần được bảo vệ.

- Tài nguyên nước: Chất lượng nước mặt và nước ngầm đang bị suy giảm.

Tài nguyên đấtTài nguyên đất đang bị suy thoái ở nhiều nơi, thể hiện ở đất bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu, suy kiệt chất dinh dưỡng, ngập úng, nhiễm mặn, nhiễm phèn, hoang hoá, ô nhiễm,... 

* Giải pháp

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm quản lí chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.

- Khai thác, sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

- Bảo vệ, phát triển, nâng cao chất lượng rừng và tăng độ che phủ rừng, nhất là duy trì độ che phủ rừng đầu nguồn; bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức người dân và huy động mọi lực lượng xã hội tham gia bảo vệ, sử dụng hợp lí tài nguyên của đất nước.

2. Môi trường

*Hiện trạng

- Giai đoạn 2016-2021, chất lượng không khí tại các đô thị như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,... ngày càng suy giảm.

- Tình trạng ô nhiễm tiếng ổn diễn ra khá nghiêm trọng ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu dân cư, các trục giao thông chính.

- Tình trạng không khí tại các làng nghề, khu vực nông thôn đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ. 

- Chất lượng môi trường nước mặt trên các lưu vực sông ở nước ta ngày càng suy giảm do ô nhiễm hữu cơ trên các đoạn sông chảy qua khu đô thị, làng nghề,...;

- Môi trường đất xung quanh khu công nghiệp, các vùng chuyên canh nông nghiệp có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm hữu cơ. 

*Giải pháp

- Ưu tiên xử lí ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái.

- Khí thải, nước thải từ sản xuất và sinh hoạt phải được xử lí triệt để trước khi thải ra môi trường.

- Kết hợp tuyên truyền, giáo dục với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác dễ kiểm soát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hoá bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lí ô nhiễm, tái chế, xử lí chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I.1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 23)

Hướng dẫn giải

* Tài nguyên sinh vật

- Hiện trạng:

+ Các hệ sinh thái tự nhiên đang giảm dẫn về quy mô và chất lượng, đặc biệt là các hệ sinh thái: rừng, đất ngập nước, núi đá vôi, bãi bồi, cửa sông ven biển,... 

+ Tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta tăng qua các năm nhưng chủ yếu là rừng trồng.

+ Số lượng loài sinh vật cũng đang bị giảm đi nhanh chóng, ngày càng có nhiều loài có tên trong danh sách bị đe doạ, tuyệt chủng hoặc nguy cấp cần được bảo vệ.

+ Sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng, thành phần loài làm mất tính da dạng di truyền, nguồn gen quý giả, đặc biệt là nguồn gen dộng vật rừng và các loài thuỷ sinh. 

- Nguyên nhân:

+ Do tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, suy giảm tính đa dạng của sinh vật. 

+ Các loài thủy sinh ở nước ta bị giảm sút là hậu quả của sự khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước. 

+ Ngoài ra, tài nguyên sinh vật còn bị suy giảm do biến đổi khí hậu, thiên tai.....

* Tài nguyên nước

- Hiện trạng:

+ Chất lượng nước mặt và nước ngầm đang bị suy giảm.

+ Tổng lượng dòng chảy mặt trên lãnh thổ nước ta trên 830 tỉ m³, trong đó hơn 60% có nguồn gốc từ bên ngoài lãnh thổ.

+ Tình trạng khô hạn dẫn đến hạ thấp mực nước sông tại một số lưu vực sông, nhất là ở hạ lưu sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cả và nhiều lưu vực sông ở miền Trung nước ta.

+ Tổng trữ lượng tiềm năng nước dưới đất khoảng 91 tỉ m³/năm, trong đó, trữ lượng có thể khai thác khoảng 22 tỉ m³/năm (nước ngọt). 

+ Tình trạng hạ thấp mực nước ngầm diễn ra tại một số nơi, tập trung chủ yếu ở các khu vực khai thác nước dưới đất quy mô lớn, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và các thành phố lớn.

- Nguyên nhân:

+ Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và gia tăng dân số, nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng, đặc biệt vào các tháng mùa khô, tình trạng cạn kiệt, khan hiếm nước diễn ra ở nhiều nơi.

* Tài nguyên đất

- Hiện trạng:

+ Trong cơ cấu sử dụng đất năm 2021, diện tích đất nông nghiệp chiếm chủ yếu, tuy nhiên đất chưa sử dụng còn chiếm tỉ lệ khá cao.

+ Tài nguyên đất đang bị suy thoái ở nhiều nơi, thể hiện ở đất bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu, suy kiệt chất dinh dưỡng, ngập úng, nhiễm mặn, nhiễm phèn, hoang hoá, ô nhiễm,... 

+ Diện tích đất bị suy thoái chiếm 4% tổng diện tích tự nhiên của nước ta; diện tích đất có dấu hiệu suy thoái chiếm 7,3% và diện tích đất có nguy cơ suy thoái chiếm 20,3%. 

=> Đây là vấn đề cần quan tâm ở nước ta hiện nay.

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên đất, bao gồm: hoạt động khai thác tài nguyên thiếu hợp lí của con người; thiên tai.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I.2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 25)

Hướng dẫn giải

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lí, hiệu quả và bền vững tài nguyên.

- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thiết lập cơ sở dữ liệu các nguồn tài nguyên của đất nước. Hoàn thiện hệ thống quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên bảo đảm phân bổ nguồn lực tài nguyên hợp lí cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh.

- Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế quản lí, sử dụng tài nguyên phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới.

- Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện và cơ chế giám sát, đánh giá việc thực thi các chiến lược, quy hoạch, chính sách, pháp luật về quản lí tài nguyên.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 25)

Hướng dẫn giải

* Ô nhiễm không khí

- Là sự biến đổi tỉnh chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần không khí, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và sinh vật.

- Ở nước ta, tỉnh trạng ô nhiễm không khí chủ yếu diễn ra tại các thành phố lớn, đông dân như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh..... các khu vực đô thị có hoạt động công nghiệp phát triển và dọc các tuyến đường có mật độ phương tiện giao thông lớn.

- Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu ở nước ta là:

+ Hoạt động giao thông vận tải là một trong các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu đối với không khí ở nước ta, đặc biệt là ở các đô thị và các tuyến đường giao thông lớn.

+ Sản xuất công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể ở nước ta. Các hoạt động gây ô nhiễm chủ yếu là quá trình khai thác và cung ứng nguyên vật liệu, khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu, hoá chất bay hơi.....

+ Các nguyên nhân khác như hoạt động xây dựng (diễn ra chủ yếu ở các đô thị lớn, các khu dân cư); hoạt động nông nghiệp (chăn nuôi, đốt rơm rạ, thuốc bảo vệ thực vật....), hoạt động làng nghề.....

* Ô nhiễm nước

- Ô nhiễm nước là hiện tượng nguồn nước trong tự nhiên (nước mất và nước ngắm) bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và tính chất theo chiều hướng xấu, có chứa các chất độc hại với hàm lượng cao, gây nguy hiểm cho sức khoẻ của con người và sinh vật.

- Ô nhiễm nước là mối đe doạ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và là thách thức đối với an ninh tài nguyên nước của Việt Nam hiện nay.

+ Tình trạng ô nhiễm nguồn nước thường diễn ra cục bộ ở nhiều nơi trên các lưu vực sông của cả nước, nhưng tập trung ở khu vực trung lưu và đồng bằng hạ lưu.

+ Theo không gian, mức độ ô nhiễm phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn gây ô nhiễm và thường tăng lên ở các đoạn sông chảy qua khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề,...

+ Trong năm, mức độ ô nhiễm thường tăng cao hơn vào mùa cạn.

- Tình trạng ô nhiễm nước ở nước ta do cả các nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân giản tiếp, trong đó chủ yếu là:

+ Sự gia tăng nguồn nước thải từ các ngành kinh tế và nước thải sinh hoạt, đặc biệt là từ các thành phố, các trung tâm công nghiệp.... là những nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm nguồn nước.

+ Trình trạng khai thác quả mức tài nguyên nước, tác động của biến đổi khí hậu, sự phân mùa của dòng chảy làm cạn kiệt nguồn nước vào mùa khô, đặc biệt là ở các đồng bằng lớn.... đã góp phần làm gia tăng nồng ông độ các chất gây ô nhiễm trong nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 26)

Hướng dẫn giải

- Ưu tiên xử lí ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái.

- Khí thải, nước thải từ sản xuất và sinh hoạt phải được xử lí triệt để trước khi thải ra môi trường.

- Kết hợp tuyên truyền, giáo dục với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác dễ kiểm soát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hoá bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lí ô nhiễm, tái chế, xử lí chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 27)