Bài 5: Ammonia - Muối ammonium

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 33)

Hướng dẫn giải

\(NH_3+HCl->NH_4Cl\)

Vì ammonia là chất nhận proton nên nó là base.

(Trả lời bởi Khai Hoan Nguyen)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1+2 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 33)

Hướng dẫn giải

1. Cấu hình electron nguyên tử H (Z = 1): 1s1.

Cấu hình electron nguyên tử N (Z = 7): 1s2 2s2 2p3.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 34)

Hướng dẫn giải

Vì N là nguyên tử có độ âm điện lớn, liên kết N-H phân cực về N, ở N mang trường điện âm, H mang trường điện dương. Giữa các phân tử, các trường điện trái dấu hút nhau, tạo liên kết hydrogen.

(Trả lời bởi Khai Hoan Nguyen)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 34)

Hướng dẫn giải

Vì N là nguyên tử có độ âm điện lớn, liên kết N-H phân cực về N. Nước là dung môi phân cực nên ammonia tan tốt trong nước.

(Trả lời bởi Khai Hoan Nguyen)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 34)

Hướng dẫn giải

+ Xét phản ứng: NH3 + HCl → NH4Cl

Chất cho proton là HCl, chất nhận proton là NH3:

+ Xét phản ứng: NH3 + HNO3 → NH4NO3

Chất cho proton là HNO3, chất nhận proton là NH3:

+ Xét phản ứng: 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

Chất cho proton là H2SO4, chất nhận proton là NH3:

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 35)

Hướng dẫn giải

a. Nitrogen, oxygen.

b.

\(N^{+3}->N^{+4}+e^-\\ O^0+2e^-->O^{-2}\)

(Trả lời bởi Khai Hoan Nguyen)
Thảo luận (2)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 35)

Hướng dẫn giải

Hình ảnh về ứng dụng của ammonia trong thực tiễn:

Thuyết trình về ứng dụng của ammonia trong thực tiễn: 

Trong thời gian gần đây, sản lượng ammonia toàn cầu đạt hàng trăm triệu tấn mỗi năm, trong đó khoảng 80% được sử dụng cho mục đích sản xuất phân bón ammonium và urea ((NH2)2CO) để cung cấp nguyên tố nitrogen cho cây trồng và đất. Phương pháp tổng hợp phân bón ammonium bao gồm phản ứng của ammonia với dung dịch acid tương ứng. Ví dụ, phản ứng sau được sử dụng để tạo ra phân bón ammonium sulfate:

2NH3(aq) + H2SO4(aq) → (NH4)2SO4(aq).

 Ammonia cũng được sử dụng làm nguyên liệu quan trọng để sản xuất nitric acid và một số chất gây nổ như ammonium nitrate trong khai thác quặng mỏ. Ngoài ra, ammonia lỏng được sử dụng như một chất làm lạnh trong các hệ thống làm lạnh công nghiệp, cũng như là một dung môi để hoà tan một số chất và thực hiện nhiều phản ứng khác trong dung môi này.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 35)

Hướng dẫn giải

Trong công nghiệp, quá trình sản xuất ammonia thường được thực hiện ở nhiệt độ 400 °C – 450 °C, áp suất 150 – 200 bar, xúc tác Fe.

N2(g) + 3H2(g) ⇌ 2NH3(g)     ΔrHo = -91,8 kJ

1. Vì DrHo = -91,8 kJ < 0 nên phản ứng thuận toả nhiệt. Vậy:

+ Nếu tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (tức chiều phản ứng thu nhiệt) làm giảm hiệu suất phản ứng.

+ Nếu giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (tức chiều phản ứng toả nhiệt) làm tăng hiệu suất phản ứng.

Tuy nhiên, khi thực hiện phản ứng ở nhiệt độ quá thấp thì tốc độ của phản ứng nhỏ, phản ứng diễn ra chậm. Thực tế, người ta đã chọn nhiệt độ phù hợp, khoảng 400 oC - 450 oC.

2. Khi giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng áp suất của hệ - tức chiều làm tăng số mol khí, hay chiều nghịch.

Quá trình sản xuất NH3 được thực hiện ở áp suất 150 – 200 bar mà không thực hiện ở áp suất cao hơn. Điều này được giải thích như sau: Khi thực hiện ở áp suất cao sẽ thu được nồng độ NH3 tại thời điểm cân bằng lớn, tuy nhiên khi tăng áp suất thì sự tăng nồng độ NH3 không tăng nhanh chỉ tăng chậm. Ngoài ra, khi tăng áp suất thì tiêu tốn năng lượng và yêu cầu thiết bị phải chịu được áp suất cao, do đó phải tính toán chính xác khi tăng áp suất để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Thực tế chứng minh quá trình sản xuất NH3 được thực hiện ở áp suất 150 – 200 bar đem lại hiệu quả cao nhất.

3. Việc sử dụng chất xúc tác là bột sắt có tác dụng làm cho phản ứng nhanh đạt tới trạng thái cân bằng.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Thí nghiệm (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 36)

Hướng dẫn giải

Dấu hiệu: có khí thoát ra khi cho NaOH vào dung dịch.

\(NH_4^++OH^-->NH_3+H_2O\)

(Trả lời bởi Khai Hoan Nguyen)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 4 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 36)