Bài 42. Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 89)

Hướng dẫn giải

Gieo xúc xắc ngẫu nhiên nên ta không biết chắc chắn nó xuất hiện mặt nào. Chỉ có thể xảy ra: mặt 1 chấm, hoặc mặt 2 chấm, hoặc mặt 3 chấm, hoặc mặt 4 chấm, hoặc mặt 5 chấm, hoặc mặt 6 chấm.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 89)

Hoạt động 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 89)

Hướng dẫn giải

Các kết quả có thể xảy ra là:

+ Lấy được bóng màu xanh

+ Lấy được bóng màu đỏ.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 90)

Hướng dẫn giải

a) Phần thưởng gồm một chiếc ô tô và hai con dê. Do đó phần thưởng có thể nhận được là ô tô hoặc .

b) Trò chơi tung đồng xu. Một đồng xu có hai mặt là mặt sấp và mặt ngửa, khi ta tung đồng xu thì các kết quả có thể xảy ra là mặt sấp hoặc mặt ngửa.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 91)

Hướng dẫn giải

Các kết quả có thể xảy ra là:

100, 700, 200, 800, Mất điểm, 900, 500, Chia đôi, May mắn, 300, 400, Phần thưởng, Mất lượt, Gấp đôi.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Tranh luận (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 91)

Hướng dẫn giải

Em không đồng ý với ý kiến của Vuông vì các kết quả có thể của thí nghiệm gieo xúc xắc là 1; 2; 3; 4; 5; 6.

Do đó S = {1;2;3;4;5;6}.

Kết quả Tròn gieo được chỉ là kết quả của một phép thử, có thể không xảy ra tất cả các kết quả có thể.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 91)

Hướng dẫn giải

a) Ví dụ 1: sau khi em gieo con xúc xắc được 3 chấm và 5 chấm. Tổng số chấm là 3+5=8 chia hết cho 2 nên sự kiện “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số chẵn” xảy ra.

Ví dụ 2: sau khi em gieo 2 con xúc xắc được 1 chấm và 2 chấm. Tổng số chấm là 1+2=3 không chia hết cho 2 nên sự kiện “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số chẵn” không xảy ra.

b) Ta sử dụng luôn ví dụ 1 và ví dụ 2 bên trên:

Ở ví dụ 1: tổng số chấm bằng 8 (lớn hơn 7) nên sự kiện “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 7” xảy ra.

Ở ví dụ 2:  tổng số chấm bằng 3 (không lớn hơn 7) nên sự kiện “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 7” không xảy ra.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Hoạt động 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 91)

Hướng dẫn giải

a) Nếu trong 5 bạn đó, có bạn rút được thẻ ghi số 5 thì sự kiện “Rút được thẻ ghi số 5” xảy ra.

Nếu cả 5 bạn đều không rút được thẻ ghi số 5 thì sự kiện “Rút được thẻ ghi số 5” không xảy ra.

b) Nếu trong 5 bạn đó, có bạn rút được thẻ ghi số 2 thì sự kiện “Không rút được thẻ ghi số 2” không xảy ra.

Nếu cả 5 bạn đều không rút được thẻ ghi số 2 thì sự kiện “Không rút được thẻ ghi số 2” xảy ra.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 92)

Hướng dẫn giải

Sự kiện (1): xảy ra vì

Mũi tên chỉ vào ô ghi số 3 hoặc 5” có nghĩa là mũi tên chỉ vào một trong hai ôsố 3 hoặc số 5. Do đó chỉ cần mũi tên chỉ vào một trong hai ô này thì sự kiện xảy ra.

Sự kiện (2): không xảy ra vì mũi tên không chỉ vào ô số 4.

Sự kiện (3): không xảy ra vì mũi tên chỉ vào ô số 3 không lớn hơn 5.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thử thách nhỏ (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 92)

Hướng dẫn giải

Minh lấy được 3 viên bi đỏ và Khoa lấy được 4 viên bi đỏ.

Do đó,bạn Khoa thắng

Vậy sự kiện Minh thắng không xảy ra.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)