Bài 42. Di truyền nhiễm sắc thể

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 181)

Hướng dẫn giải

Trong nhân tế bào, phân tử DNA quấn quanh các phân tử protein histone tạo nên chuỗi nucleosome, chuỗi nucleosome được xếp cuộn qua nhiều cấp độ khác nhau. Nhờ cách cấu trúc đặc biệt này mà phân tử DNA có kích thước lớn, mang nhiều gene được đóng gói bên trong mỗi NST và nằm gọn trong nhân tế bào.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động mục I.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 181)

Hướng dẫn giải

1. Ở tế bào nhân thực, NST phân bố trong nhân tế bào.

2. Khái niệm NST: NST là cấu trúc mang gene nằm trong nhân tế bào, là cơ sở vật chất chủ yếu của tính di truyền ở cấp độ tế bào của sinh vật nhân thực.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I.2.a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 182)

Hướng dẫn giải

1. Quan sát Hình 42.2 ta thấy:

- Ở Hình 42.2a: NST có dạng hình que, tâm động nằm ở đầu mút (tâm mút).

- Ở Hình 42.2b: NST có dạng hình chữ V, tâm động nằm ở vị trí giữa (tâm cân).

- Ở Hình 42.2c: NST có dạng hình hạt, tâm động nằm ở vị trí giữa (tâm cân).

- Ở Hình 42.2d: NST có hình chữ X , tâm động nằm lệch (tâm lệch).

2. Các vị trí A, B, C ở Hình 42.2d tương ứng với:

- Vị trí A ở Hình 42.2d tương ứng với cánh ngắn của NST.

- Vị trí B ở Hình 42.2d tương ứng với tâm động của NST.

- Vị trí C ở Hình 42.2d tương ứng với cánh dài của NST.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I.2.b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 182)

Hướng dẫn giải

1. Mỗi NST trong tế bào ở Hình 42.4 chứa 1 phân tử DNA.

2. Cách sắp xếp các gene trên NST: Các gene sắp xếp theo chiều dọc trên NST. Gene nằm trên nhiễm sắc thể tại một vị trí gọi là locus của gene.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 183)

Hướng dẫn giải

1. Số lượng NST trong giao tử của mỗi loài trong bảng 42.1:

             Loài/

Số lượng

NST trong

tế bào

Người

Tinh tinh

Cà chua

Ruồi giấm

Đậu hà lan

Ngô

Lúa nước

Bắp cải

Tế bào

sinh dưỡng

46

48

78

24

8

14

20

24

18

Tế bào

giao tử

23

24

39

12

4

7

10

12

9

2. Điểm khác nhau giữa bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội:

Bộ NST đơn bội

(Kí hiệu: n)

Bộ NST lưỡng bội

(Kí hiệu: 2n)

- Tồn tại trong nhân của tế bào giao tử.

- Tồn tại trong nhân tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

- Có số lượng NST giảm đi một nửa so với bộ NST lưỡng bội (chứa n NST).

- Có số lượng NST gấp đôi bộ NST đơn bội (chứa 2n NST).

- NST tồn tại thành từng chiếc và chỉ xuất phát từ 1 nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ.

- NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (chứa 2 chiếc của mỗi cặp NST tương đồng).

- Gene tồn tại thành từng chiếc alen.

- Gene tồn tại thành từng cặp alen.

3. Nhận xét về số lượng NST trong bộ NST ở các loài: Số lượng NST trong bộ NST ở các loài thường khác nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động mục II.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 183)

Hướng dẫn giải

1. Thông tin có thể nhận biết được sự khác biệt về bộ NST giữa các loài là: số lượng, hình dạng và cấu trúc của NST.

2. - Cà chua và lúa nước cùng có chung một bộ NST là nhận định sai.

- Giải thích: Bộ NST của các loài có thể giống nhau về số lượng nhưng hình dạng và đặc biệt là cấu trúc NST sẽ khác nhau. Bởi vậy, không thể chỉ căn cứ vào số lượng NST để kết luận cà chua và lúa nước cùng có chung một bộ NST.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)