Bài 4. Khách quan và công bằng

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 19)

Hướng dẫn giải

Trong một buổi họp gia đình, bố mẹ em đã phải quyết định xem nên mua món quà gì cho hai anh em nhân dịp sinh nhật. Để đảm bảo công bằng, bố mẹ đã cho cả hai anh em bốc thăm để quyết định ai sẽ được chọn món quà trước. Kết quả là em được chọn trước và sau đó anh trai cũng được chọn món quà mình thích. Điều này cho thấy bố mẹ đã xử lý tình huống một cách khách quan và công bằng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 19)

Hướng dẫn giải

a. Người cán bộ kiểm sát cần:

- Giải quyết công việc dựa trên chứng cứ và dữ liệu chính xác, không bị chi phối bởi lợi ích cá nhân hoặc nhóm.

- Tuân thủ các quy định pháp luật và quy định ngành kiểm sát một cách nghiêm túc và chính xác.

- Không có sự thiên vị hoặc định kiến chủ quan đối với bất kỳ bên nào trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc.

- Không can thiệp một cách bất hợp pháp vào hoạt động thực thi công vụ của các cá nhân, cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành kiểm sát.

Nếu họ thiếu khách quan trong công việc, sẽ dẫn đến những hậu quả:

- Các phán quyết sai lầm, làm người vô tội bị kết án oan, người có tội thì thoát tội.

- Làm mất lòng tin của người dân vào hệ thống pháp luật và cơ quan kiểm sát.

- Không xét xử đúng người, đúng tội, làm suy yếu sức mạnh và hiệu lực của bộ máy nhà nước.

b. Các biểu hiện của khách quan

- Tôn trọng sự thật và công lý: Xử lý công việc dựa trên sự thật và chứng cứ, không bị chi phối bởi lợi ích cá nhân hay nhóm.

- Công minh, chính trực: Giữ vững phẩm chất đạo đức, không thiên vị bất kỳ ai trong quá trình thực hiện công việc.

- Không can thiệp trái pháp luật: Tuân thủ pháp luật và không lợi dụng quyền hạn để can thiệp vào công việc của các cơ quan khác một cách bất hợp pháp.

Ý nghĩa của khách quan

- Giảm bớt oan sai: Đảm bảo phán quyết đúng người, đúng tội, giúp tránh những sai lầm đáng tiếc trong việc xét xử.

- Củng cố niềm tin của nhân dân: Tạo sự tin tưởng của người dân vào sự công bằng và minh bạch của hệ thống pháp luật và cơ quan kiểm sát.

- Tăng hiệu lực, sức mạnh của bộ máy nhà nước: Giúp bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường uy tín và hiệu lực của các cơ quan công quyền.

c. Tác hại của nhận thức và hành vi thiếu khách quan

- Dẫn đến các phán quyết không chính xác, làm người vô tội bị kết án oan, người có tội thì thoát tội, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân và xã hội.

- Làm người dân mất lòng tin vào sự công bằng và minh bạch của hệ thống pháp luật, ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của các cơ quan pháp luật.

- Khi công lý không được đảm bảo, người dân sẽ mất niềm tin vào chính quyền và có thể dẫn đến các phản ứng tiêu cực, tạo ra sự bất ổn trong xã hội.

- Thiếu khách quan dẫn đến sự thiên vị và định kiến, làm giảm hiệu quả công việc và uy tín của các cơ quan nhà nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 20)

Hướng dẫn giải

a) Những biểu hiện của công bằng/ thiếu công bằng

-Thông tin. Biểu hiện của công bằng là: nhà nước tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, cùng phát triển, nhằm mục đích: tạo điều kiện để mọi người, nhất là trẻ em, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người di cư hoà nhập, tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Trường hợp 1. Biểu hiện của công bằng là: nhà nước có những chính sách ưu đãi dành cho học sinh dân tộc thiểu số.

- Trường hợp 2. Biểu hiện của thiếu công bằng là: tuy cùng là bệnh nhân, nhưng cô D phải xếp hàng và chờ đợi rất lâu mới tới lượt khám bệnh; nhưng anh Y vừa đến phòng khám đã được mời vào khám trước do có người quen là nhân viên làm việc ở đây

b)

- Ý nghĩa của công bằng:

+ Công bằng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân, giúp con người có cơ hội phát triển bình đẳng với nhau, giúp họ cảm thấy được tôn trọng, tự tin hơn trong cuộc sống.

+ Công bằng cũng góp phần xây dựng xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh.

- Thiếu công bằng sẽ dẫn tới bất công, bất bình đẳng, mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 21)

Hướng dẫn giải

a)

Trường hợp 1: Hành động, việc làm của K là hành động thiếu sự khách quan. Vì hứng thú học tập của mỗi cá nhân là khác nhau, không ai giống ai dù có là học sinh chung trường, chung lớp.

Trường hợp 2:

- Hành động của bạn nam trong hình thể hiện sự thiếu khách quan, công bằng. Bạn ấy vì không được Q bao che cho sai lầm của mình nên không muốn bầu Q làm lớp trưởng

- Hành động của bạn Q đối với bạn nam đi học muộn là hành động thể hiện sự khách quan, công bằng. Q không vì tình cảm cá nhân để thiên vị và bao che cho việc làm sai trái của bạn

b)

Trường hợp 1: Nếu là B, em sẽ khuyên K và G nên tự điền phiếu khảo sát để đảm bảo tính khách quan. Nếu ngại điền phiếu khảo sát thì có thể từ chối anh chị.

Trường hợp 2: Nếu ở trong trường hợp này, em sẽ khuyên bạn nam nên có cái nhìn khách quan về Q. Cần xem xét về năng lực của Q để quyết định bầu cử chứ không nên đưa tình cảm cá nhân vào

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 22)

Hướng dẫn giải

- Những câu ca dao, tục ngữ nói về sự khách quan, công bằng là:

+ a) Nói có sách, mách có chứng.

+ d) Quân pháp bất vị thân.

+ e) Ăn cho đều, kêu cho sòng.

+ g) Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.

- Những câu ca dao, tục ngữ nói về sự thiếu khách quan, công bằng là:

+ b) Yêu nhau củ ấu cũng tròn/ Ghét nhau thì quả bồ hòn cũng vuông.

+ c) Nhất bên trọng nhất bên khinh.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 22)

Hướng dẫn giải

- Trường hợp a) Hành vi của M thể hiện sự thiếu khách quan, vì: M biết ý kiến của T sai, nhưng M không dũng cảm phản ánh cái sai đó, không dám đưa ra ý kiến của bản thân mà lại dựa theo số đông.

- Trường hợp b) Hành vi của bố mẹ V thể hiện sự khách quan, công bằng. Vì: bố mẹ V đã có sự nhìn nhận, đánh giá các việc làm của ông B một cách khách quan, không để tình cảm riêng tư chi phối.

- Trường hợp c) Đây là biểu hiện của thiếu công bằng. Vì: trong gia đình G đã có sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới tính (cụ thể: công việc nội trở chỉ dành cho nữ giới).

- Trường hợp d) P đã có hành vi thiếu công bằng, vì: P đã cố ý phân công công việc nhẹ nhàng cho M (bạn thân của mình).

- Trường hợp e)  Việc cộng điểm ưu tiện cho HS dân tộc thiểu số là biểu hiện công bằng. Vì: Đồng bào các dân tộc thiểu số thường sinh sống tại những địa bàn còn nhiều khó khăn về kinh tế; thông tin liên lạc và cơ sở vật chất cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu hơn so với các khu vực khác trong cả nước; mặt khác, do kinh tế khó khăn và nhận thức của một bộ phận đồng bào còn hạn chế, nên nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con, em. Do đó, việc nhà nước Việt Nam ban hành và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với học sinh người dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Những chính sách ưu tiên này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa,… có thể tiếp tục học tập, lĩnh hội tri thức như mọi công dân khác. Qua đó, góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước.

- Trường hợp g) Hành vi của K là thiếu khách quan và công bằng, vì: K đã đánh giá không đúng sản phẩm của các nhóm, cụ thể: những tập san có chất lượng kém vẫn bằng điểm so với các tập san có chất lượng tốt.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 23)

Hướng dẫn giải

- Ý nghĩa của khách quan, công bằng:

+ Khách quan góp phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh; giúp cá nhân đưa ra được những quyết định đúng đắn, chính xác, cung cấp cơ hội cho cá nhân mở rộng kiến thức và sự hiểu biết của bản thân.

+ Công bằng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh, đồng thời giúp mỗi cá nhân cảm thấy được tôn trọng,giúp họ tự tin trong cuộc sống.

- Sự thiếu khách quan và công bằng có thể tạo ra nhận thức sai lệch dẫn đến những quyết định sai lầm; làm nảy sinh mâu thuẫn trong các mối quan hệ; làm mất niềm tin và tác động đối với những người bị ảnh hưởng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 23)

Hướng dẫn giải

Tình huống a)

- Nhận xét: Hành động của bạn H là không đúng và không công bằng. Trọng tài trong một trận đấu bóng đá phải luôn duy trì tính công bằng và khách quan để đảm bảo công lý cho cả hai đội thi đấu.

Để đảm bảo tính khách quan và công bằng, bạn H cần:

+ Tôn trọng và tuân thủ luật chơi.

+ Đối xử công bằng với cả 2 đội; không phân biệt đối xử dựa trên mối quan hệ cá nhân hoặc bất kì lợi ích nào.

- Trong trường hợp này, để khắc phục hậu quả của việc thiên vị, bạn H cần phải công bố lỗi của mình và công khai xin lỗi cho cả hai đội bóng. Bạn H cũng nên cố gắng không để những mối quan hệ cá nhân ảnh hưởng đến quyết định của mình trong tương lai và đảm bảo rằng mình sẽ tuân thủ nguyên tắc của trọng tài trong mọi trận đấu.

Tình huống b) Em sẽ giải thích với anh C rằng: để đảm bảo công bằng trong mức thu nhập, cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ dựa vào thời gian làm việc và độ vất vả. Một số yếu tố cần xem xét có thể kể đến như: Trình độ đào tạo, kĩ năng và kinh nghiệm làm việc; Năng suất lao động; Chất lượng sản phẩm làm ra; Thái độ làm việc,…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 23)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

STT

Biểu hiện thiếu khách quan, công bằng

Cách khắc phục

1

Bình chọn cho một bộ phim vì có thần tượng của mình tham gia diễn xuất.

- Trước khi bầu chọn, cần nghiên cứu, xem xét kĩ các tiêu chí đánh giá;

- Thực hiện đánh giá một cách công tâm, không thiên vị

2

Đồng tình với ý kiến/ đề xuất nào đó vì thấy ý kiến/ đề xuất đó được nhiều người ủng hộ

Đưa ra quan điểm riêng (không phụ thuộc vào ý kiến của đa số) khi nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng.

3

……………

……………

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 23)

Hướng dẫn giải

(*) Tham khảo: câu chuyện về Hoàng Thái hậu Từ Dũ

Hoàng Thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Có lần, trong dòng họ của bà có người lặn lội từ Gò Công ra kinh đô, dựa vào tình gia tộc ruột thịt, cầu xin bà nhờ vua Tự Đức chiếu cố cho làm thị vệ. Trước lời cầu xin ấy, bà ôn tồn bảo: "Người trong dòng họ của ta, chớ lo là không làm quan được, chỉ sợ bất tài mà thôi. Không có tài, ta có thể giúp cho ít lương tiền chăm lo học tập để tiến thân về sau. Chứ không có công lao đóng góp gì trong việc nước mà bỗng nhiên vào làm thị vệ, được ban chức tước như vậy hóa ra người cùng trong dòng tộc phải ra làm quan hết hay sao?".

Trước những lời thấu tình đạt lí như thế, nhưng người này vẫn năn nì mãi. Bà thẳng thắn từ chối và bảo với vua Tự Đức: "Người trong họ của mẹ không có công lao gì thì không được ban chức tước. Hễ ai phạm pháp thì cũng bị nghiêm trị như thường để giữ kỉ cương phép nước”. Với quan điểm rõ ràng như vậy, về sau, những người thân thích mới thôi cầu cạnh bà.

(Lê Minh Quốς, 2009, Các vị nữ danh nhân Viêt Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 92)

(*) Bài học rút ra: cần rèn luyện thái độ nhịn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng khách quan, công bằng, bảo vệ lẽ phải.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)