Bài 3: Nguyên tố hoá học

Mở đầu (SGK Cánh Diều trang 16)

Hướng dẫn giải

Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số proton thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Nguyên tử ở hình a) và c) thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì cùng có 3 proton (hạt màu đỏ).

Nguyên tử ở hình b) và d) thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì cùng có 2 proton (hạt màu đỏ).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều trang 16)

Hướng dẫn giải

- Nguyên tử Li và ion Li+ đều thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học là Li

- Li+ là nguyên tử Li sau khi mất đi 1 electron. Do vậy Li+ sẽ có 3 proton và 2 electron

=> Trong hạt nhân Li và Li+ đều có cùng số hạt proton là 3.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều trang 17)

Hướng dẫn giải

- Phân tử S8 nghĩa là có 8 nguyên tử S

=> 1 nguyên tử S có 128 : 8 = 16 electron

- Nguyên tử trung hòa về điện có số hạt proton = số hạt electron

=> Nguyên tử S có 16 proton

- Mà số proton trong một hạt nhân nguyên tử được gọi là số hiệu nguyên tử

=> Nguyên tử S có số hiệu nguyên tử là 16

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều trang 17)

Hướng dẫn giải

Ta có:

   + Khối lượng nguyên tử = số proton + số neutron + số electron. 0,00055 = Z + N + 0,00055.Z  ≈ Z + N

   + Số khối nguyên tử = số proton + số neutron = Z + N

Như vật khối lượng (gần đúng, theo amu) và số khối của nguyên tử có thể coi là bằng nhau.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều trang 17)

Hướng dẫn giải

- Nguyên tử C có 6 proton, 6 neutron

=> Số hiệu nguyên tử Z = 6, số khối A = số proton + số neutron = 6 + 6 = 12

- Kí hiệu nguyên tử: \({}_{11}^{23}X\)

=> Số proton = Z = 11, số neutron = A – số proton = 23 – 11 = 12

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh Diều trang 17)

Hướng dẫn giải

Nguyên tử

Số p

Số n

Kí hiệu nguyên tử

C

6

6

\({}_6^{12}C\)

X

11

12

\({}_{11}^{23}X\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều trang 18)

Hướng dẫn giải

- Trong các nguyên tử: \({}_2^5X\),   \({}_3^7Y\),   \({}_4^9Z\),   \({}_5^{11}M\),   \({}_5^{12}T\). Chỉ có nguyên tử M và T là có số hiệu nguyên tử (số proton) bằng nhau.

=> Nguyên tử M và T là đồng vị của nhau.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Cánh Diều trang 18)

Hướng dẫn giải

Ta có: Nguyên tử oxygen có số hiệu nguyên tử Z = 8

Mà số hiệu nguyên tử thỏa mãn \(1 \leqslant \frac{N}{Z} \leqslant 1,25\) thì bền vững

Thay Z vào bất phương trình \(1 \leqslant \frac{N}{Z} \leqslant 1,25\) ta được:

 \(1 \leqslant \frac{N}{8} \leqslant 1,25\)

=> \(8 \leqslant N \leqslant 10\)

=> \(8 + Z \leqslant N + Z \leqslant 10 + Z\)

 => \(16 \leqslant A \leqslant 18\)

Vậy các đồng vị thường gặp của oxygen là: \({}_8^{16}O\), \({}_8^{17}O\), \({}_8^{18}O\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Cánh Diều trang 18)

Hướng dẫn giải

Trong tự nhiên:

   + Đồng vị \({}_8^{16}O\) chiếm 99,757%

   + Đồng vị \({}_8^{17}O\) chiếm 0,039%

   + Đồng vị \({}_8^{18}O\) chiếm 0,204%

=> Đồng vị \({}_8^{16}O\) của oxygen chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tự nhiên

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Cánh Diều trang 18)

Hướng dẫn giải

Ta có: \({}^{40}{\text{Ar}}\) chiếm 99,604%; \(^{38}{\text{Ar}}\) chiếm 0,063%; \({}^{36}{\text{Ar}}\)chiếm 0,333%

=> \({M_{{\text{Ar}}}} = \frac{{99,694.40 + 0,063.38 + 0,333.36}}{{100}} = 40,02\)

Vậy nguyên tử khối trung bình của Ar là 40,02.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)