Bài 26: Chung tay bảo vệ động vật

Nói và nghe (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 119)

Hướng dẫn giải

1. 

- Những việc làm bảo vệ động vật:

+ Trồng nhiều cây xanh để tạo môi trường sống cho động vật.

+ Nói không với việc chụp ảnh cùng động vật hoang dã.

+ Tích cực tuyên truyền về nguy cơ tuyệt chủng của các loài thú quý hiếm.....

- Phương tiện hỗ trợ:
loading...
2. 

Động vật là nguồn tài nguyên phong phú của bất kì một quốc gia nào trên thế giới. Bởi góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người. Vì vậy, tất cả phải có trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã, tạo môi trường sống cho các loài động vật này được bảo tồn và phát triển.

Hiện nay, có khoảng 15 triệu sinh vật sinh sống trên trái đất của chúng đa. Các cá thể đều là một phần của mạng lưới phức tạp, cân bằng một cách tinh vi gọi là sinh quyển. Ngược lại, sinh quyển của trái đất được tạo nên bởi vô số hệ sinh thái gồm các loài động thực vật cũng như môi trường sống tự nhiên của chúng. Nhiều loài động vật hoang dã tưởng như vô dụng cũng đã cho thấy lợi ích quan trọng trong ngành nông nghiệp. Người nông dân thường sử dụng các loại côn trùng và động vật ăn sâu bọ để tiêu diệt sâu bọ gây hại cho mùa màng. Bên cạnh đó là sử dụng các loại cây trồng chứa độc tố tự nhiên đẩy lùi công trùng gây hại, chúng là những thiên địch, là biện pháp thay thế vừa an toàn, vừa hiệu quả đồng thời còn đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường, ít tốn kém hơn các loại thuốc hóa học tổng hợp. Việc bảo vệ động vật hoang dã có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tiết và đánh giá chất lượng của môi trường. 

Một số giải pháp bảo vệ động vật hoang dã bao gồm: Trồng nhiều cây xanh để tạo môi trường sống cho động vật, nghiêm cấm buôn bán trái phép động vật hoang dã, nói không với việc chụp ảnh cùng động vật hoang dã, tích cực tuyên truyền về nguy cơ tuyệt chủng của các loài thú quý hiếm....

Là một học sinh tiểu học, em ý thức được mình cần chung tay bảo vệ động vật hoang dã. Vì vậy, em thường tuyên truyền mọi người chung tay cùng nhau bảo vệ môi trường, không ăn các thực phẩm từ động vật hoang dã,... ngoài ra em còn tích cực trồng cây xanh để tạo ra môi trường sống cho động vật.

Động vật hoang dã góp phần không nhỏ vào sự đa dạng sinh học của môi trường sống, vì vậy chúng ta cần phải chung tay bảo vệ động vật hoang dã.
3. Em tiến hành ghi lại điều em thích trong bài nói của bạn hoặc điều em muốn bổ sung. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 119)

Hướng dẫn giải

Những việc làm bảo vệ động vật:

- Trồng nhiều cây xanh để tạo môi trường sống cho động vật.

- Nói không với việc chụp ảnh cùng động vật hoang dã.

- Tích cực tuyên truyền về nguy cơ tuyệt chủng của các loài thú quý hiếm.....

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 119)

Hướng dẫn giải

Em tiến hành tìm đọc sách báo viết về những công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới.

Gợi ý: 

- Những công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới – Đặng Thái Hoàng.

- Thế giới những điều chưa biết - Các công trình kiến trúc – Nhiều tác giả, Tuệ Văn dịch.

-.....

Bài tham khảo:

Thư viện Matsubara tại Osaka, Nhật Bản

Thư viện Matsubara là công trình kiến trúc độc đáo, được xây dựng giữa ao hồ mênh mông nước cho vẻ đẹp vừa kiên cố vững chãi vừa nên thơ lãng mạn.

Thư viện Matsubara được xây dựng hay thế cho một thư viện cũ cùng địa điểm trước đó. Chủ đầu tư có ý định san lấp ao để xây dựng công trình mới. Nhưng các kiến trúc sư của MARU quyết định: “Chúng tôi coi khu vực bờ ao là một điều kiện tự nhiên độc đáo của dự án. Thay vì san lấp nó, chúng tôi đưa ra ý tưởng xây dựng thư viện ngay trên mặt nước”.

Matsubara không chỉ gây ấn tượng bới kiến trúc độc đáo bên ngoài mà còn gây ấn tượng với người tham quan những bức tường vững chãi bên trong.

Để bảo vệ Matsubara khỏi những trận động đất và cung cấp lớn cách nhiệt cần thiết, các kiến trúc sư đã chọn vật liệu từ bê tông cốt thép 600 mm để xây dựng bức tường.

Các kiến trúc sư thiết kế lệch tầng bề bên trong tòa nhà bằng cách sử dụng các khung thép làm. Các tầng so le nhau dần dần để lộ ra các tầng bên cạnh, tạo nên một không gian thống nhất.

Ngoài ra cửa sổ còn được thiết kế phù hợp để đón nhận luồng khí mát lành từ mặt hồ xung quanh.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)