Bài 25. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 56)

Hướng dẫn giải

Phép thử là rút ngẫu nhiên lần lượt hai lá phiếu từ hộp, lá phiếu được rút ra lần đầu không trả lại vào hộp.

Kết quả của phép thử là một cặp tên (a, b), trong đó a và b tương ứng là tên khách hàng ghi trên lá phiếu được lấy ra ở lần thứ nhất và lần thứ hai. Vì lá phiếu được lấy ra lần đầu không trả lại vào hộp nên a ≠ b.

Kí hiệu bốn khách hàng có lượng mua nhiều nhất lần lượt là A, B, C và D.

Ta liệt kê được tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng như sau:

Vì a ≠ b nên cặp có hai phần tử trùng nhau không được tính, tức là trong bảng ta phải xóa 4 ô: (A, A); (B, B); (C, C); (D, D). Do đó không gian mẫu của phép thử là Ω = {(A, B); (A, C); (A, D); (B, A); (B, C); (B, D); (C, A); (C, B); (C, D); (D, A); (D, B); (D, C)}.

Vậy phép thử có 12 kết quả có thể xảy ra.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 57)

Hướng dẫn giải

a) Trước khi rút thăm không thể nói trước hai khách hàng nào được chọn.

b) Ví dụ về ba trường hợp có thể xảy ra:

Trường hợp 1: Hai khách hàng được chọn là khách hàng 1 và khách hàng 2;

Trường hợp 2: Hai khách hàng được chọn là khách hàng 1 và khách hàng 3;

Trường hợp 3: Hai khách hàng được chọn là khách hàng 1 và khách hàng 4.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 58)

Hướng dẫn giải

a) Phép thử là bạn Hiền quay tấm bìa liên tiếp hai lần.

Kết quả của phép thử là số ghi trên các hình quạt mà mũi tên chỉ vào ở lần quay thứ nhất và thứ hai.

b) Ta liệt kê được tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng sau:

Mỗi ô là một kết quả có thể. Không gian mẫu là tập hợp 9 ô của bảng trên. Do đó không gian mẫu của phép thử là: Ω = {(1, 1); (1, 2); (1, 3); (2, 1); (2, 2); (2, 3); (3, 1); (3, 2); (3, 3)}. Vậy không gian mẫu có 9 phần tử.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 59)

Hướng dẫn giải

a) Phép thử là rút ngẫu nhiên lần lượt hai lá phiếu từ hộp, lá phiếu được rút ra lần đầu không trả lại vào hộp.

Kết quả của phép thử là một cặp tên (a, b), trong đó a và b tương ứng là tên khách hàng ghi trên lá phiếu được lấy ra ở lần thứ nhất và lần thứ hai. Vì lá phiếu được lấy ra lần đầu không trả lại vào hộp nên a ≠ b.

b) Kí hiệu bốn khách hàng có lượng mua nhiều nhất lần lượt là A, B, C và D.

Ta liệt kê được tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng như sau:

Vì a ≠ b nên cặp có hai phần tử trùng nhau không được tính, tức là trong bảng ta phải xóa 4 ô: (A, A); (B, B); (C, C); (D, D). Do đó không gian mẫu của phép thử là Ω = {(A, B); (A, C); (A, D); (B, A); (B, C); (B, D); (C, A); (C, B); (C, D); (D, A); (D, B); (D, C)}. Vậy không gian mẫu có 12 phần tử.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 59)

Hướng dẫn giải

Liệt kê tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng như sau:

Do đó, không gian mẫu của phép thử là: Ω = {(AA, BB); (AA, Bb); (AA, bB); (AA, bb); (Aa, BB); (Aa, Bb); (Aa, bB); (Aa, bb)}. Vậy không gian mẫu có 8 phần tử.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 8.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 59)

Hướng dẫn giải

a) Phép thử là chọn ngẫu nhiên một gia đình có hai con.

Kết quả của phép thử là giới tính của hai người con đó: trai hoặc gái.

b) Không gian mẫu của phép thử là: Ω = {(Trai, Trai); (Trai, Gái); (Gái, Trai); (Gái, Gái)}.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 8.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 59)

Hướng dẫn giải

a) Phép thử là rút ngẫu nhiên lần lượt hai tấm thẻ từ hộp, tấm thẻ được rút ra lần đầu không trả lại vào hộp.

Kết quả của phép thử là một cặp số (a, b), trong đó a và b tương ứng là số ghi trên tấm thẻ được lấy ra ở lần thứ nhất và lần thứ hai. Vì tấm thẻ được lấy ra lần đầu không trả lại vào hộp nên a ≠ b.

b) Ta liệt kê được tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng theo mẫu sau:

Vì a ≠ b nên cặp có hai phần tử trùng nhau không được tính, tức là trong bảng ta phải xóa 5 ô: (1, 1); (2, 2); (3, 3); (4, 4). Do đó không gian mẫu của phép thử là Ω = {(1, 2); (1, 3); (1, 4); (1, 5); (2, 1); (2, 3); (2, 4); (2, 5); (3, 1); (3, 2); (3, 4); (4, 5); (4, 1); (4, 2); (4, 3); (4, 5); (5, 1); (5, 2); (5, 3); (5, 4)}. Vậy không gian mẫu có 20 phần tử.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 8.3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 59)

Hướng dẫn giải

a) Phép thử là chọn ngẫu nhiên một học sinh từ mỗi nhóm.

Kết quả của phép thử là một cặp tên (a, b), trong đó a và b tương ứng là tên của một học sinh nhóm I và một học sinh nhóm II.

b) Ta liệt kê được tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng như sau:

Mỗi ô là một kết quả có thể. Không gian mẫu là tập hợp 9 ô của bảng trên. Do đó, không gian mẫu của phép thử là Ω = {(Sơn, Hồng); (Sơn, Phương); (Huy, Linh); (Sơn, Hồng); (Sơn, Phương); (Sơn, Linh); (Tùng, Hồng); (Tùng, Phương); (Tùng, Linh)}. Vậy không gian mẫu có 9 phần tử.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 8.4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 59)

Hướng dẫn giải

a) Phép thử là xếp ngẫu nhiên ba bạn Mai, Việt, Lan trên một chiếc ghế dài.

Kết quả của phép thử là một bộ ba tên (a, b, c), trong đó a, b và c tương ứng là tên ba bạn được xếp theo vị trí trên chiếc ghế dài.

b) Không gian mẫu của phép thử là: Ω = {(Mai, Việt, Lan); (Mai, Lan, Việt); (Việt, Mai, Lan); (Việt, Lan, Mai); (Lan, Mai, Việt); (Lan, Việt, Mai)}. Vậy không gian mẫu có 6 phần tử.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)