Bài 25: Khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô

Khởi động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 113)

Hướng dẫn giải

Những việc con người đã làm để bảo vệ động vật hoang dã:

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho mọi người cùng bảo vệ động vật hoang dã

- Gây dựng môi trường sống cho động vật hoang dã như: trồng rừng, ngăn chặn chặt phá rừng...

- Lập các khu bảo tồn động vật hoang dã.

- Có các điều luật nhằm bảo vệ động vật hoang dã.....

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 114)

Hướng dẫn giải

Tên gọi của khu bảo tồn động vật hoang dã có điểm đặc biệt là được đặt theo tên của miệng núi lửa Ngô-rông-gô-rô, một núi lửa lớn nằm trong vườn quốc gia. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 114)

Hướng dẫn giải

Chi tiết thể hiện rõ nhất sự phong phú của các loài động vật sống trong khu bảo tồn là có khoảng 25 000 loài động vật.

Chọn C.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 114)

Hướng dẫn giải

Những chi tiết cho biết các loài động vật ở khu bảo tồn được sinh sống tự do và không sợ bị săn bắn là:

- Sự xuất hiện con người không làm chúng sợ hãi

- Lũ sư tử nằm nghỉ dưới tán cây nhìn những chiếc xe du lịch lướt qua

- Nhiều chú voi lững thững đi qua đường ngay trước mũi xe của du khách....

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 114)

Hướng dẫn giải

Những loại động vật sống trong khu bảo tồn Ngô-rông-gô-rô được sống một cách tự do không phải chịu cảnh săn bắn và được phát triển tự nhiên.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 114)

Hướng dẫn giải

Nội dung chính của bài: Giới thiệu về khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô và các loài động vật sống trong đó.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)