Bài 24: Sinh sản ở thực vật

Câu hỏi 7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 163)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Hạt do noãn đã được thụ tinh phát triển thành. Hạt chứa phôi và có nội nhũ hoặc không có nội nhũ.

+ Noãn sau khi thị tinh có những biến đổi, tế bào hợp tử phân chia nhanh và phát triển thành phôi.

+ Vỏ noãn hình thành vỏ chứa hạt và phần còn lại của noãn phát triển thành bộ phận chứa chất dự trữ cho hạt.

+ Mỗi noãn đã được thụ tinh hình thành một hạt, vì vậy số lượng hạt tùy thuộc số noãn được thụ tinh.
- Quả là do bầu nhuỵ sinh trưởng dày lên chuyển hoá thành. Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính.

- Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hoá làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn, thuận lợi cho sự phát tán của hạt.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 164)

Hướng dẫn giải

- Giống nhau: Đều tạo ra cá thể mới từ các cá thể ban đầu.

- Khác nhau:

Tiêu chí

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của các giao tử đực với giao tử cái. Con cái sinh ra giống nhau và giống bố mẹ. 
Sinh sản vô tính có 2 hình thức là sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng không qua phân bào nguyên nhiễm.

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của các giao tử đực với giao tử cái. Con cái sinh ra giống nhau và giống bố mẹ. 
Sinh sản vô tính có 2 hình thức là sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng không qua phân bào nguyên nhiễm.

Cơ sở tế bào học

Nguyên phân

Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh

Ý nghĩa

Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định

Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với điều kiện sống thay đổi

(Trả lời bởi Hoàng Tú Linh Lina)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 164)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Biện pháp nhân giống đang được áp dụng để duy trì các giống thực vật mang nguồn gene quý hoặc có nguy cơ tuyệt chủng là biện pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. Cơ sở khoa học của biện pháp này là dựa trên tính toàn năng của tế bào. Các tế bào được lấy từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật, sau đó được nuôi cấy trong môi trường in vitro có chứa các chất dinh dưỡng thích hợp để tạo thành cây con. Giúp tạo ra số lượng lớn cây con, sạch bệnh, giữ nguyên đặc điểm di truyền và bảo tồn nguồn gene quý.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)