Bài 24: Người tìm đường lên các vì sao

Khởi động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 105)

Hướng dẫn giải

Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu "Thầy phù thủy ở Menlo Park", ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo, và vì thế có thể coi là đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên. Một số phát minh được gán cho ông, tuy ông không hoàn toàn là người đầu tiên có ý tưởng đó, nhưng sau khi bằng sáng chế đầu tiên được thay đổi nó trở thành của ông (nổi tiếng nhất là bóng đèn, trên thực tế là công việc của rất nhiều người bên trong công ty của ông). Edison được coi là một trong những nhà phát minh, nhà khoa học vĩ đại và giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức (tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên toàn thế giới).

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 106)

Hướng dẫn giải

Chi tiết cho thấy từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki đã ham tìm tòi, khám phá là để tìm hiểu bí mật "Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?", Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là xách, hì hục làm thí nghiệm có khi đến hàng trăm lần. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 106)

Hướng dẫn giải

Xi-ôn-cốp-xki đã kiên trì thực hiện ước mơ của mình:

- Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêulà sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàngtrăm lần.

- Quanh năm ông chỉ ăn bánhmì suông để tiết kiệm tiền mua sách và dụng cụ thí nghiệm.

- Qua nhiều lần thí nghiệm, ôngđã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằngkim loại. Sa hoàng chưa tin nên khôngủng hộ. Không nản chí, ông tiếp tục đisâu vào lí thuyết bay trong không gian.

- Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi thì ông cũng thành công.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 106)

Hướng dẫn giải

Những nghiên cứu, tìm tòi của Xi-ôn-cốp-xki đã giúp ông đề xuất mô hình tên lửa nhiều tầng trở thành một phương tiện bay tới các vì sao, ông đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm “Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục”

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 106)

Hướng dẫn giải

Nhan đề “Người tìm đường lên các vì sao” muốn nói với chúng ta rằng chúng ta hãy luôn cố gắng tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, kiên trì với những việc mình đang làm thì chúng ta sẽ tìm được “đường đến các vì sao” – nơi mà chúng ta sẽ thành công với những mục tiêu mình đề ra.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 106)

Hướng dẫn giải

Nếu trở thành một nhà khoa học, em muốn sáng chế ra ô tô bay bởi vì em thấy ô tô bay có thể giúp đường phố giảm tắc nghẽn hơn. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 106)

Hướng dẫn giải

Tính từ nêu phẩm chất của nhà khoa học: kiên trì, nghiêm túc, chuyên nghiệp, thông minh, kiên nhẫn,… 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 106)

Hướng dẫn giải

Nhà khoa học Thomas Edison là người em luôn ngưỡng mộ. Ông chính là người sáng chế ra bóng đèn dây tóc, mang lại ánh sáng cho nhân loại. Sau hơn 10 nghìn lần thất bại cùng với sự công kích là “người hoang tưởng”, “ quân lừa bịp”, ông vẫn không nản chí, trung thành với khát vọng của bản thân. Cuối cùng, sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, ông đã thành công, nhân loại đã có được ánh sáng của đèn điện như ngày hôm nay. Và Edison cho rằng, thất bại là cơ hội để chúng ta học hỏi.  

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)