Bài 23: Định luật Hooke

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo trang 140)

Hướng dẫn giải

- Tính chất cơ bản của một lò xo là tính chất đàn hồi.

- Hai lò xo có cùng chiều dài nhưng làm bởi hai loại vật liệu khác nhau thì có độ dãn khác nhau khi chịu lực tác dụng.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 140)

Hướng dẫn giải

a) Bố trí thí nghiệm như hình vẽ

Các bước tiến hành thí nghiệm:

+ Bước 1: Treo một vật nặng 50 g vào lò xo, ghi lại độ dãn

+ Bước 2: Bỏ vật nặng 50 g ra, đổi thành vật nặng 100 g vào lò xo, ghi lại độ dãn

+ Bước 3: Lặp lại thí nghiệm với các vật nặng 150 g, 200 g, 250 g

=> Mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo là: Lò xo có độ dãn tỉ lệ thuận với lực tác dụng.

b) Sau khi khảo sát và đo đạc, ta có bảng số liệu như bảng 23.1

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 140)

Hướng dẫn giải

a) Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào lực đàn hồi (trục tung) vào độ biến dạng của lò xo 1 (trục hoành).

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi (trục tung) vào độ biến dạng của lò xo 2 (trục hoành).

 

b) Đồ thị có dạng đường thẳng và đi qua gốc tọa độ (đồ thị này được vẽ dựa trên số liệu thí nghiệm được cho trong SGK). Từ đó có thể suy ra được độ lớn lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 141)

Hướng dẫn giải

- Lò xo có đường biểu diễn màu xanh: F = 5 N, Δl = 0,4 m

=> \(K = \frac{F}{{\Delta l}} = \frac{5}{{0,4}} = 12,5(N/m)\)

- Lò xo có đường biẻu diễn mà đỏ: F = 5 N, Δl = 0,6 m

=> \(K = \frac{F}{{\Delta l}} = \frac{5}{{0,6}} = \frac{{25}}{3}(N/m)\)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 142)

Hướng dẫn giải

Các em tự thực hành.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 143)

Hướng dẫn giải

a) Ta có: \(K = \frac{F}{{\Delta l}} = \frac{{0,2}}{{0,004}} = 50(N/m)\)

+ Khi F = 0,3 N => \(\Delta l = \frac{F}{K} = \frac{{0,3}}{{50}} = 0,006(m) = 6(mm)\)

+ Khi F = 0,5 N, Δl = 10 mm = 0,01 m => l = 10 + 50 = 60 mm

+ Khi F = 0,8 N => \(\Delta l = \frac{F}{K} = \frac{{0,8}}{{50}} = 0,016(m) = 16(mm)\)

Trọng lượng (N)

Chiều dài (mm)

Độ dãn (mm)

0

50

0

0,2

54

4

0,3

56

6

0,5

60

10

0,8

66

16

 b)

Trọng lượng P (N)

Độ dãn  Δl (mm)

0

0

0,2

4

0,3

6

0,5

10

0,8

16

Đồ thị:

Độ cứng của lò xo trong thí nghiệm là:  \(K = \frac{F}{{\Delta l}} = \frac{{0,2}}{{0,004}} = 50(N/m)\)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Bài tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 143)

Hướng dẫn giải

Ta có: P = m.g = 20.10 = 200 N

=> Độ nén của xương đùi là: \(\Delta l = \frac{F}{K} = \frac{P}{K} = \frac{{200}}{{{{10}^{10}}}} = {2.10^{ - 8}}(m)\).

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)