Bài 2. Ứng dụng của phương trình bậc nhất một ẩn

Hoạt động 1 (SGK Cánh Diều trang 45)

Hướng dẫn giải

Số học trò của nhà toán học Pythagore là \(x\).

a)      Số học trò học Toán là: \(\frac{1}{2}x\) (học trò).

b)     Số học trò học Nhạc là: \(\frac{1}{4}x\) (học trò).

c)      Số học trò đăm chiêu là: \(\frac{1}{7}x\) (học trò).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều trang 45)

Hướng dẫn giải

a)      Quãng đường bạn An đã chạy trong \(x\) phút là: \(s = v.t = 150.x\) (m).

Vậy biểu thức biểu thị quãng đường An đã chạy trong \(x\) phút là: \(150x\) (m).

b)     Tốc độ của bạn An khi chạy quãng đường 1 800m trong \(x\) phút là: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{1800}}{x}\) (m/phút).

c)      Vậy biểu thức biểu thị tốc độ của bạn An là: \(v = \frac{{1800}}{x}\) (m/phút).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Cánh Diều trang 46)

Hướng dẫn giải

Gọi tuổi của cháu hiện nay là \(x\) (tuổi), điều kiện \(x \in {\mathbb{N}^*}\).

Tuổi của ông hiện nay là: \(x + 56\) (tuổi).

Cách đây 5 năm, tuổi của cháu là: \(x - 5\) (tuổi).

Cách đây 5 năm, tuổi của ông là: \(x + 56 - 5 = x + 51\)(tuổi).

Theo giả thiết, ta có phương trình: \(x + 51 = 8\left( {x - 5} \right)\) (tuổi).

Giải phương trình:

\(\begin{array}{l}x + 51 = 8\left( {x - 5} \right)\\x + 51 = 8x - 40\\x - 8x =  - 40 - 51\\\,\,\, - 7x =  - 91\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 13\end{array}\)

Giá trị \(x = 13\) thỏa mãn điều kiện của ẩn. Vậy tuổi của cháu hiện nay là 13 tuổi.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều trang 47)

Hướng dẫn giải

Gọi số áo mà tổ đó phải may theo kế hoạch là \(x\) (cái), điều kiện \(x \in {\mathbb{N}^*}\)

 Thời gian tổ dự định hoàn thành công việc là: \(\frac{x}{{30}}\) (ngày).

Thời gian thực tế mà tổ hoàn thành công việc là: \(\frac{x}{{40}}\) (ngày).

Theo giả thiết, ta có phương trình: \(\frac{x}{{30}} - \frac{x}{{40}} = 1\).

Giải phương trình:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\frac{x}{{30}} - \frac{x}{{40}} = 1\\\frac{{4.x}}{{120}} - \frac{{3.x}}{{120}} = \frac{{120}}{{120}}\\\,\,\,\,\,\,4x - 3x = 120\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 120\end{array}\)

Giá trị \(x = 120\) thỏa mãn giá trị của ẩn.

Vậy số áo mà tổ đó phải may theo kế hoạch là 120 cái.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Cánh Diều trang 49)

Hướng dẫn giải

Gọi số câu trả lời đúng của Minh là \(x\) (câu), điều kiện \(x \in {\mathbb{N}^*}\)

Khi đó số điểm của Minh là \(5x\) (điểm).

Vì Minh đã trả lời tất cả câu hỏi trong cuộc thi nên số câu Minh trả lời sai là \(20 - x\) (câu).

Khi đó, Minh bị trừ số điểm là: \(\left( {20 - x} \right).1 = 20 - x\) (điểm)

Theo giả thiết, ta có phương trình: \(5x - \left( {20 - x} \right) = 70\)

Giải phương trình:

\(\begin{array}{l}5x - \left( {20 - x} \right) = 70\\\,\,\,\,5x - 20 + x = 70\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,6x - 20 = 70\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,6x = 70 + 20\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,6x = 90\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 15\end{array}\)

Giá trị \(x = 15\) thỏa mãn điều kiện của ẩn.

Vậy Minh đã trả lời đúng 15 câu.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Cánh Diều trang 49)

Hướng dẫn giải

Gọi giá niêm yết của máy lọc nước là \(x\) (triệu đồng)

Giá niêm yết của nồi cơm điện là \(6,5 - x\) (triệu đồng)

Giá sau khi giảm của máy lọc nước là \(\left( {100\%  - 15\% } \right).x = 0,85x\) (triệu đồng)

Giá sau khi giảm của nồi cơm điện là \(\left( {100\%  - 10\% } \right).\left( {6,5 - x} \right) = 0,9.\left( {6,5 - x} \right)\)

Theo giả thiết, ta có phương trình: \(0,85x + 0,9.\left( {6,5 - x} \right) = 5,65\)

Giải phương trình:

\(\begin{array}{l}0,85x + 0,9.\left( {6,5 - x} \right) = 5,65\\\,\,\,0,85x + 5,85 - 0,9x = 5,65\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, - 0,05x + 5,85 = 5,65\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, - 0,05x = 5,65 - 5,85\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, - 0,05x =  - 0,2\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \left( { - 0,2} \right):\left( { - 0,05} \right)\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 4\end{array}\)

Giá trị \(x = 4\) thỏa mãn điều kiện của ẩn.

Vậy giá niêm yết của mày lọc nước là 4 triệu đồng và giá niêm yết của nồi cơm điện là 2,5 triệu đồng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Cánh Diều trang 49)

Hướng dẫn giải

Gọi giá niêm yết của máy lọc nước là \(x\) (triệu đồng)

Giá niêm yết của nồi cơm điện là \(6,5 - x\) (triệu đồng)

Giá sau khi giảm của máy lọc nước là \(\left( {100\%  - 15\% } \right).x = 0,85x\) (triệu đồng)

Giá sau khi giảm của nồi cơm điện là \(\left( {100\%  - 10\% } \right).\left( {6,5 - x} \right) = 0,9.\left( {6,5 - x} \right)\)

Theo giả thiết, ta có phương trình: \(0,85x + 0,9.\left( {6,5 - x} \right) = 5,65\)

Giải phương trình:

\(\begin{array}{l}0,85x + 0,9.\left( {6,5 - x} \right) = 5,65\\\,\,\,0,85x + 5,85 - 0,9x = 5,65\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, - 0,05x + 5,85 = 5,65\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, - 0,05x = 5,65 - 5,85\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, - 0,05x =  - 0,2\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \left( { - 0,2} \right):\left( { - 0,05} \right)\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 4\end{array}\)

Giá trị \(x = 4\) thỏa mãn điều kiện của ẩn.

Vậy giá niêm yết của mày lọc nước là 4 triệu đồng và giá niêm yết của nồi cơm điện là 2,5 triệu đồng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Cánh Diều trang 49)

Hướng dẫn giải

Đổi 45 phút = \(\frac{3}{4} \) giờ.

Gọi thời gian xe ô tô tải đi là x (h), x > \(\frac{3}{4} \).

Quãng đường ô tô tải đi là: 42.x (km)

Quãng đường xe taxi đi là: \(60.\left(x - \frac{3}{4}\right) \) (km).

Vì xe taxi đến Cần Thơ cùng lúc với xe ô tô tải nên ta có phương trình: \(42.x = 60.\left(x - \frac{3}{4}\right)\)

Giải phương trình: 

\(42.x = 60.\left(x - \frac{3}{4}\right) \\ 42x = 60x - 45 \\ 60x - 42x = 45 \\ 18x = 45\)

\(x = \frac {5}{2}\) (thỏa mãn \( x > \frac{3}{4} \))

Khi đó ô tô tải đã đi được quãng đường là: \(42.\frac {5}{2} = 105\) (km).

Vậy quãng đường ô tô tải đi được là 105km.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK Cánh Diều trang 49)

Hướng dẫn giải

Số nguyên tử O trong phân tử nitric acid là \(x\) (nguyên tử), điều kiện \(x \in {\mathbb{N}^*}\).

Khối lượng của các nguyên tử O là \(16x\) (amu)

Khối lượng của nguyên tử H là \(1.1 = 1\) (amu)

Khối lượng của nguyên tử N là \(14.1 = 14\) (amu)

Theo giả thiết, ta có phương trình: \(16x + 14 + 1 = 63\)

Giải phương trình:

\(\begin{array}{l}16x + 14 + 1 = 63\\\,\,\,\,\,\,\,16x + 15 = 63\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,16x = 48\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 48:16\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 3\end{array}\)

Giá trị \(x = 3\) thỏa mãn điều kiện của ẩn.

Vậy công thức phân tử của  nitric acid đó là \(HN{O_3}\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)