Bài 2. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Câu hỏi mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 10)

Hướng dẫn giải

- Khi không cung cấp đủ nước thì cây sẽ bị héo, sự phát triển của cây sẽ bị suy giảm có thể dẫn đến chết

- Khi không cung cấp đủ chất khoáng thì cây sẽ còi cọc, lá màu vàng, sự phát triển của cây sẽ bị suy giảm

(Trả lời bởi 𝓫𝓪̣𝓷 𝓷𝓱𝓸̉ ('・ω・'))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Thực vật cần phải hấp thụ nước vì nước có vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của thực vật như:

- Nước là thành phần cấu tạo của tế bào; đảm bảo cho tế bào và cơ thể thực vật có một hình dạng nhất định. Nước là môi trường sống của thực vật thủy sinh.

- Nước là dung môi hòa tan và vận chuyển các muối khoáng và các chất hữu cơ trong cây.

(Trả lời bởi Sadboiz:((✓)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Những biểu hiện của cây khi thiếu nguyên tố khoáng:

- Cây sinh trưởng kém, cây yếu, dễ bị đổ ngã và nhiễm bệnh.

- Lá hóa vàng, lá nhỏ hơn bình thường, từ màu lục đậm có thể chuyển sang màu đỏ tía hoặc xanh đen. Lá ngắn, khô, héo rũ hoặc biến dạng. Lá xuất hiện các mô bị hoại tử.

- Mô phân sinh bị ức chế, thân rễ ngắn, lá mềm, chồi đỉnh không phát triển hoặc bị chết.

- Quả bị héo khô và rụng.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Nước được hấp thụ qua các lông hút ở rễ --> Nước di chuyển từ tế bào chất của tế bào lông hút qua tế bào chất của các lớp tế bào kế tiếp --> Nước vận chuyển trong thân, từ thân đến lá --> Thoát hơi nước ở lá.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Sự khác nhau giữa cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở rễ: - Hấp thụ nước: Rễ hấp thụ nước từ đất theo cơ chế thụ động kiểu thẩm thấu. Khi dịch trong tế bào lông hút có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ của dung dịch đất, nước được vận chuyển thụ động từ đất vào lông hút. - Hấp thụ khoáng: Rễ hấp thụ khoáng theo hai cơ chế thụ động và chủ động. + Cơ chế thụ động: Các ion khoáng khuếch tán từ môi trường đất vào rễ (từ môi trường có nồng độ cao di chuyển vào dịch bào nơi có nồng độ thấp hơn) theo cách hút bám trao đổi hoặc di chuyển theo dòng nước. + Cơ chế chủ động: Các ion khoáng từ môi trường đất có nồng độ thấp di chuyển vào dịch bào nơi có nồng độ cao hơn nhờ các chất vận chuyển và cần cung cấp năng lượng.

(Trả lời bởi Sadboiz:((✓)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Sự hấp thụ nước và muối khoáng: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ môi trường ngoài vào miền hút bằng lông hút.

- Sự vận chuyển nước và muối khoáng: Nước và muối khoáng trong đất → lông hút → biểu bì → thịt vỏ → mạch gỗ của rễ.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và trong mạch rây:

- Dòng mạch gỗ: Nước, các chất khoáng hòa tan và một số chất hữu cơ tổng hợp từ rễ được vận chuyển một chiều trong mạch gỗ của thân lên lá và các cơ quan ở phía trên. Động lực làm cho các chất di chuyển trong dòng mạch gỗ là: lực đẩy của rễ (do áp suất rễ), lực kéo của lá (do thoát hơi nước), lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa phân tử nước với thành mạch dẫn.

- Dòng mạch rây: Mạch rây vận chuyển chủ yếu là đường, các vitamin, hormone, acid amin,… Các chất này có thể vận chuyển theo hai chiều: đi từ cơ quan nguồn (lá, là nơi quang hợp tạo chất hữu cơ) đến cơ quan chứa (rễ, củ, quả, hạt; là nơi tích lũy các sản phẩm dự trữ) hoặc theo chiều ngược lại từ cơ quan dự trữ đến cơ quan sử dụng (chồi non, lá non). Động lực làm cho các chất di chuyển trong dòng mạch rây là do sự chênh lệch gradient nồng độ của các chất vận chuyển.

- Ngoài ra, nước cũng có thể vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại tùy theo nhu cầu của cây.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 16)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Ở thực vật có hai con đường thoát hơi nước là con đường qua khí khổng và con đường qua bề mặt lớp cutin biểu bì lá. Thoát hơi nước qua khí khổng là hình thức thoát hơi nước chủ yếu, chiếm tới 90% nước thoát ra, còn lượng nước thoát ra qua cutin là rất ít.

Thoát hơi nước qua khí khổng được điều tiết bởi cơ chế đóng mở khí khổng.

- Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng và khí khổng mở ra.

- Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.

Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá : lớp cutin càng dày, thoát hơi nước càng giảm và ngược lại.

Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là do sự chênh lệch nồng độ các chất tan ở tế bào hạt đậu.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 16)

Hướng dẫn giải
Vai trò của sự thoát hơi nước đối với đời sống của cây: - Tạo động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, là lực kéo giúp nước và khoáng vận chuyển từ rễ lên các bộ phận của cây trên mặt đất, đến đỉnh ngọn của thân. - Giúp hạ nhiệt độ bề mặt lá vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho các quá trình sinh lí trong tế bào và cơ thể thực vật xảy ra bình thường. (Trả lời bởi Sadboiz:((✓)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 16)

Hướng dẫn giải

Nhận xét: Ở cây một lá mầm, số lượng khí khổng tương đối đồng đều giữa hai mặt lá. Ở cây hai lá mầm, số lượng khí khổng ở mặt trên của lá thường ít hơn mặt dưới của lá.

=> Kết luận: Số lượng khí khổng ở mặt trên và mặt dưới của lá khác nhau tùy theo loài thực vật.

Sự phân bố khí khổng có liên quan đến nhiệt độ ở môi trường sống. Mặt trên của lá tập trung ít khí khổng hơn so với mặt dưới. Sở dĩ phải có cấu tạo như vậy là bởi vì mặt trên của lá tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn. Nếu mặt trên có nhiều khí khổng thì mặt trên sẽ thoát hơi nước nhanh hơn rất nhiều so với mặt dưới. Khi đó, lá sẽ mất nhiều nước hơn và nhanh khô héo rồi chết. 

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)