Bài 2. Tia phân giác của một góc

Khởi động (SGK Cánh Diều trang 96)

Hướng dẫn giải

Tia OC được gọi là tia phân giác của \(\widehat{AOB}\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Cánh Diều trang 96,97)

Hướng dẫn giải

a) Mỗi điểm M (M khác O) thuộc tia Oz đều là điểm trong của góc xOy. Tia Oz có nằm trong góc xOy

b) Vì Oz có nằm trong góc xOy nên

\(\begin{array}{l}\widehat {yOz} + \widehat {zOx} = \widehat {xOy}\\ \Rightarrow \widehat {yOz} + 45^\circ  = 90^\circ \\ \Rightarrow \widehat {yOz} = 90^\circ  - 45^\circ  = 45^\circ \end{array}\)

Vậy số đo góc yOz là 45 độ

c) \(\widehat {xOz} = \widehat {yOz}\) (cùng bằng \(45^o\))

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều trang 97,98)

Hướng dẫn giải

Kiểm tra bằng thước đo góc, ta được: \(\widehat {xOC} = \widehat {yOC}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều trang 97,98)

Hướng dẫn giải

Kiểm tra bằng thước đo góc, ta được: \(\widehat {mIK} = \widehat {nIK}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Cánh Diều trang 98)

Hướng dẫn giải

a) Tia OB là tia phân giác của những góc xOu; góc TOĐ

b) Tia OT là tia phân giác của những góc yOu; góc BON

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Cánh Diều trang 99)

Hướng dẫn giải

Vì On là tia phân giác của \(\widehat {mOp}\) nên:

+) \(\widehat {pOn}= \widehat {mOn}=33^\circ \)

+) \(\widehat {mOp} = 2.\widehat {mOn} = 2.33^\circ  = 66^\circ \)

Vì \(\widehat {qOr} = \widehat {pOn}\) ( 2 góc đối đỉnh), mà \(\widehat {pOn} = 33^\circ  \Rightarrow \widehat {qOr} = 33^\circ \)

Vì \(\widehat {pOq} + \widehat {qOr} = 180^\circ \) ( 2 góc kề bù) nên \(\widehat {pOq} + 33^\circ  = 180^\circ  \Rightarrow \widehat {pOq} = 180^\circ  - 33^\circ  = 147^\circ \)

Vậy \(\widehat {mOp} = 66^\circ ;\widehat {qOr} = 33^\circ ;\widehat {pOq} = 147^\circ \)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Cánh Diều trang 99)

Hướng dẫn giải

a) Các tia Om, On tương ứng là tia phân giác của góc yOz và xOz vì:

Tia Om nằm trong góc yOz và \(\widehat {yOm} = \widehat {mOz}\)

Tia On nằm trong góc xOz và \(\widehat {xOn} = \widehat {nOz}\)

b) Vì các tia Om, On tương ứng là tia phân giác của góc yOz và xOz nên: \(\widehat {yOm} = \widehat {mOz} = \frac{1}{2}.\widehat {yOz};\widehat {xOn} = \widehat {nOz} = \frac{1}{2}.\widehat {xOz}\)

Mà tia Oz nằm trong góc xOy nên \(\widehat {yOz} + \widehat {xOz} = \widehat {xOy}\)

\( \Rightarrow \widehat {mOz} + \widehat {zOn} = \frac{1}{2}.\widehat {yOz} + \frac{1}{2}.\widehat {xOz} = \frac{1}{2}.\widehat {xOy}\)

Mà tia Oz nằm trong góc mOn nên \(\widehat {mOz} + \widehat {zOn} = \widehat {mOn}\) và \(\widehat {xOy} = 90^\circ \)

\( \Rightarrow \widehat {mOn} = \frac{1}{2}.90^\circ  = 45^\circ \)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Cánh Diều trang 99)

Hướng dẫn giải

Vẽ góc \(\widehat {xOy} = 120^\circ \)

a) Sử dụng thước thẳng và compa

Bước 1: Trên tia Ox, lấy điểm A bất kì ( A khác O); vẽ một phần đường tròn tâm O, bán kính OA, cắt tia Oy tại điểm B.

Bước 2: Vẽ một phần đường tròn tâm A bán kính AO.

Bước 3: Vẽ một phần đường tròn tâm B bán kính BO, cắt phần đường tròn tâm A bán kính AO tại điểm C nằm trong góc xOy.

Bước 4: Vẽ tia OC, ta được OC là tia phân giác của góc xOy.

b) Sử dụng thước hai lề

Bước 1: Đặt thước hai lề sao cho một cạnh của thước trùng với cạnh Ox, dùng bút vạch một vạch thẳng theo cạnh của thước.

Bước 2: Đặt thước hai lề sao cho một cạnh của thước trùng với cạnh Oy, dùng bút vạch một vạch thẳng theo cạnh của thước.

Bước 3: Hai nét vạch thẳng vẽ ở bước 1 và bước 2 cắt nhau tại điểm C nằm trong góc xOy.

Bước 4: Vẽ tia OC, ta được OC là tia phân giác của góc xOy.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)