Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam.

Khởi động (SGK Cánh Diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

- Khi nói về thiên nhiên, em nghĩ đến: địa hình, khí hậu, khoáng sản, sông ngòi,…

- Những hiểu biết của em về thiên nhiên Việt Nam:

+ Việt Nam có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.

+ Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước,…

+ Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

♦ Yêu cầu số 1:

- Đặc điểm địa hình:

+ Việt Nam có nhiều đồi núi. Trên phần đất liền, đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Các dãy núi phần lớn có hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

+ Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và chủ yếu là đồng bằng do phù sa sông bồi đắp, có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng.

- Đặc điểm khoảng sản:

+ Việt Nam có nhiều loại khoáng sản nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ.

+ Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, bộ-xit, a-pa-tit,...

♦ Yêu cầu số 2:

- Những dãy núi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam: Hoàng Liên Sơn, Tam Điệp, Trường Sơn,…

- Những dãy núi theo hướng vòng cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều,…

- Các đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Hồng; Đồng bằng sông Cửu Long; đồng bằng Thanh Hóa,…

♦ Yêu cầu số 3: Một số khoáng sản chính ở Việt Nam: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, bộ-xit, a-pa-tit,...

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 12)

Hướng dẫn giải

- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với tính chất nóng gần như quanh năm (trừ những vùng núi cao), mưa nhiều, gió và mưa thay đổi theo mùa.

- Khí hậu nước ta có sự khác nhau giữa phần lãnh thổ phía bắc và phần lãnh thổ phía nam dãy Bạch Mã.

+ Phần lãnh thổ phía bắc có mùa đông lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng và mưa nhiều. Giữa hai mùa có thời kì chuyển tiếp gọi là mùa xuân và mùa thu. Mùa xuân thường có mưa phùn ẩm ướt; mùa thu trời se lạnh, khô hanh.

+ Phần lãnh thổ phía nam nóng quanh năm, chỉ có mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường có mưa rào. Mùa khô rất ít mưa, ban ngày nắng chói chang, ban đêm dịu mát hơn.

  (Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Khám phá mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 12)

Hướng dẫn giải

(*) Tham khảo: đặc điểm khí hậu Sapa

- Khí hậu Sa Pa mang sắc thái khí hậu á ôn đới và cận nhiệt đới nên mát mẻ quanh năm, nhiệt độ không khí trung bình năm là 15ºC. Mùa hè không nóng gắt như vùng đồng bằng ven biển, nhiệt độ khoảng 13ºC - 15°C (ban đêm) và 20ºC - 25°C (ban ngày). Mùa đông thường có mây mù bao phủ và rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0°C, thỉnh thoảng có tuyết rơi.

- Từ tháng 5 đến tháng 8 ở Sa Pa có mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.800 - 2.200mm.

- Thời tiết ở Sa Pa một ngày có tới bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân; buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát; buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 12)

Hướng dẫn giải

♦ Yêu cầu số 1: Đặc điểm sông ngòi

- Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước; tuy nhiên có ít sông lớn.

- Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa.

+ Vào mùa mưa, nước sông dâng lên nhanh chóng, có khi gây lũ lụt. Đây cũng là thời kì nước sông rất đục vì có nhiều phù sa.

+ Vào mùa khô, nước sông hạ thấp, có khi trơ cả những bãi cát hoặc sỏi đá ở lòng sông.

♦ Yêu cầu số 2: Một số sông lớn ở Việt Nam: sông Đà, sông Hồng, sông Cả, sông Mã, sông Thu Bồn, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu,…

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 13)

Hướng dẫn giải

- Đặc điểm đất: Việt Nam có nhiều loại đất. Hai loại đất chiếm diện tích lớn hơn cả là đất phe-ra-lit (feralit) ở vùng đồi núi và đất phù sa ở các đồng bằng.

+ Đất phe-ra-lit thường có màu đỏ vàng, chua và nghèo mùn. Đất phe-ra-lit được hình thành trên đá badan tơi xốp và phì nhiêu hơn.

+ Đất phù sa được hình thành do sông và biển bồi đắp. Trong đó, đất phù sa sông thường rất màu mỡ.

- Đặc điểm rừng: Việt Nam có nhiều kiểu rừng, trong đó rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn.

+ Vùng đồi núi chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới với nhiều loại cây cao, thấp khác nhau và dây leo chẳng chịt.

+ Những nơi đất thấp ven biển có rừng ngập mặn với một số loại cây như: được, vẹt, sú,... với bộ rễ chùm to, khoẻ và có tác dụng lớn trong việc giữ đất.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 14)

Hướng dẫn giải

♦ Yêu cầu số 1: vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam

- Khí hậu: Tạo điều kiện để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.

- Nước: Cung cấp nước cho sản xuất; tạo thuận lợi để phát triển các ngành giao thông đường thuỷ, thuỷ điện,...

- Đất: Tạo thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp với nhiều loại cây trồng như: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và trồng rừng.

- Sinh vật: Là điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến gỗ, giấy; ngành dược liệu; chế biến thuỷ hải sản; du lịch;..

- Khoáng sản: Cung cấp nguồn nguyên liệu, nhiên liệu để phát triển các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim, nhiệt điện, hoá chất,...

♦ Yêu cầu số 2: Thiên nhiên Việt Nam cũng gây ra không ít khó khăn đối với đời sống và sản xuất như:

- Địa hình bị chia cắt;

- Khí hậu, chế độ nước sông thay đổi theo mùa và thất thường;

- Nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất,...).

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 3 (SGK Cánh Diều - Trang 14)

Hướng dẫn giải

- Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở Việt Nam:

+ Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng, chống thiên tai.

+ Dự báo và cảnh báo sớm về thiên tai.

+ Khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

+ Trồng rừng và bảo vệ rừng.

+ Xây dựng các công trình phòng, chống lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, ...

+ Quy hoạch các điểm dân cư để tránh lũ quét, sạt lở đất; sơ tán dân khi cần thiết.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều - Trang 15)

Hướng dẫn giải

- Một số dãy núi ở Việt Nam: Hoàng Liên Sơn, Tam Điệp, Trường Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều,…

- Một số đồng bằng ở Việt Nam: Đồng bằng sông Hồng; Đồng bằng sông Cửu Long; đồng bằng Thanh Hóa, đồng bằng Nghệ An…

- Một số sông lớn ở Việt Nam: sông Đà, sông Hồng, sông Cả, sông Mã, sông Thu Bồn, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu,…

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều - Trang 15)

Hướng dẫn giải

Thành phần thiên nhiên Việt Nam

Đặc điểm

Địa hình và khoáng sản

- Đặc điểm địa hình:

+ Việt Nam có nhiều đồi núi. Trên phần đất liền, đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Các dãy núi phần lớn có hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

+ Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và chủ yếu là đồng bằng do phù sa sông bồi đắp, có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng.

- Việt Nam có nhiều loại khoáng sản nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ.

Khí hậu

- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với tính chất nóng gần như quanh năm (trừ những vùng núi cao), mưa nhiều, gió và mưa thay đổi theo mùa.

- Khí hậu nước ta có sự khác nhau giữa phần lãnh thổ phía bắc và phần lãnh thổ phía nam dãy Bạch Mã.

Sông ngòi

- Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước; tuy nhiên có ít sông lớn.

- Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa.

Đất và rừng

Việt Nam có nhiều loại đất. Hai loại đất chiếm diện tích lớn hơn cả là đất phe-ra-lit ở vùng đồi núi và đất phù sa ở các đồng bằng.

- Việt Nam có nhiều kiểu rừng, trong đó rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)