Bài 2. Tam giác bằng nhau

Hoạt động 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 48,49)

Hướng dẫn giải

Ta thấy 2 tam giác có các cặp góc bằng nhau \(\widehat A = \widehat {A'}\); \(\widehat B = \widehat {B'}\); \(\widehat C = \widehat {C'}\)

2 tam giác có các cặp cạnh bằng nhau AC = A’C’; AB = A’B’; BC = B’C’ 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 48,49)

Hướng dẫn giải

\( \Rightarrow \Delta{ABC}=\Delta{MNP}\) do có các cặp góc và cạnh tương ứng bằng nhau.

Các cặp góc bằng nhau là: \(\widehat A = \widehat M\); \(\widehat B = \widehat N\);\(\widehat C = \widehat P\) 

Các cặp cạnh bằng nhau là: \(AB = MN; AC = MP; BC = PN\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 48,49)

Hướng dẫn giải

Theo định lí tổng 3 góc trong tam giác ta có :

\(\widehat G + \widehat H + \widehat I = {180^o} \Rightarrow \widehat G = {180^o} - {62^o} - {43^o} = {75^o}\)

Vì \(\Delta MNP =\Delta GHI \Rightarrow \widehat G = \widehat M\) (2 góc tương ứng)

\( \Rightarrow \widehat M = {75^o}\)

\(\Delta MNP =\Delta GHI \Rightarrow MP=GI \) (2 cạnh tương ứng)

\(\Rightarrow GI=5 cm\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 49-54)

Hướng dẫn giải

Xét tam giác ABC và tam giác A’B’C’ có :

BC = B’C’ (giả thiết)

B’A’ = BA

A’C’ = CA

Hai tam giác có thể đặt chồng khít lên nhau nên 2 tam giác bằng nhau

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 49-54)

Hướng dẫn giải

Ta thấy 2 tam giác có thể chồng khít lên nhau nên 2 tam giác bằng nhau.

Chú ý: 2 tam giác bằng nhau khi có 2 cặp cạnh bằng nhau và góc xen giữa 2 cặp cạnh đó cũng bằng nhau.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 49-54)

Hướng dẫn giải

Ta thấy 2 tam giác có thể chồng khít lên nhau nên 2 tam giác bằng nhau.

Từ đó ta suy ra 2 tam giác bằng nhau khi có 2 góc bằng nhau và cạnh xen giữa 2 góc đó cũng bằng nhau.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 49-54)

Hướng dẫn giải

a) Ta thấy tam giác MNQ = tam giác MPQ (c-c-c)

b) Ta thấy tam giác GHK  = tam giác GIK (c-g-c)

c) Ta thấy tam giác ADB = tam giác ACE (g-c-g)

    Tam giác ADC = tam giác AEB (g-c-g)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 49-54)

Hướng dẫn giải

a) Xét \(\Delta{ABC}\) và \(\Delta{EDC}\), ta có:

AC = CE

\(\widehat {ACB}\)= \(\widehat {DCE}\) ( 2 góc đối đỉnh )

CB = CD

\(\Rightarrow \Delta{ABC}=\Delta{EDC}\) (c.g.c)

b) Ta thấy 2 tam giác ABC và BDE không bằng nhau vì

\(AC \ne BE;BC \ne BD;DE \ne AC\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Vận dụng 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 49-54)

Hướng dẫn giải

a) Theo trường hợp cạnh – góc – cạnh ta cần AD = CD để 2 tam giác bằng nhau

b) Theo trường hợp cạnh – góc – cạnh ta cần KN = MN để 2 tam giác bằng nhau

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 49-54)

Hướng dẫn giải

Vì M, N thuộc đường tròn tâm O có cùng bán kính nên OM = ON = bán kính cung tròn tâm O

Từ M, N vẽ 2 cung tròn có cùng bán kính và 2 đường tròn cắt nhau tại P

Suy ra P thuộc cả 2 cung tròn tâm M, N có cùng bán kính nên MP = NP

Xét tam giác OMP và tam giác ONP ta có :

OM = ON

OP cạnh chung

MP =  NP

\(\Rightarrow \Delta{OMP}=\Delta{ONP}\) ( c-c-c )

\( \Rightarrow \widehat {MOP} = \widehat {PON}\) (2 góc tương ứng)

Do đó, OP là phân giác \(\widehat {xOy}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)