Bài 19: Luyện tập về biện pháp nhân hóa

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 87)

Hướng dẫn giải

a. Chim, cào cào, gió, hạt lúa. Chúng được nhân hóa bằng cách (1) và (2). 

b. Rặng phi lao được nhân hóa bằng cách (2) và (3). 

c. Chích chòe, khướu, chào mào, cu gáy. Chúng được nhân hóa bằng cách (1) và (2). 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 88)

Hướng dẫn giải

Em thích hình ảnh:  

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ.

Tác dụng của hình ảnh đó là: 

- Giúp câu thơ giàu hình ảnh, sinh động: bắp ngô được nhân hóa là “ông” trở nên sinh động, ngộ nghĩnh và thật gần gũi với mỗi gia đình. Ngoài ra, râu bắp ngô còn được so sánh “hồng như tơ” khiến câu thơ ví von giàu hình ảnh.

- Thể hiện tình yêu gia đình, quê hương và yêu cuộc sống của tác giả.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 88)

Hướng dẫn giải

- Những chị mây đang dạo chơi trên bầu trời.

- Từng chị mây cam, hồng dần dần vẫy tay chào biệt buổi chiều để đến với màn đêm tĩnh lặng.

- Bỗng từ đằng xa những đám mây đen ì ạch trôi về từ vùng biển, nhờ trận gió nồm nam đẩy chúng mau chóng bao phủ kín bầu trời. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)