Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 115)

Hướng dẫn giải

- Ví dụ: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị với các chủ đề, như:

+ “Con đường cách mạng của thanh niên thời kỳ mới”,

+ “Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng”

+ “Nhớ về Bác lòng ta trong sáng hơn”

+  Thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, với chủ đề: “Ánh sáng soi đường”, v.v.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 115)

Hướng dẫn giải

- Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nhằm thực thi quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước.

- Trong đó:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

+ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 116)

Hướng dẫn giải

1. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được quy định tại khoản 1 Điều 4 trong Hiến pháp 2013. Theo đó: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc; lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.

2. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở xã A thể hiện ở việc:

+ Đảng bộ xã lãnh đạo toàn diện các hoạt động trong xã.

+ Đảng bộ xã chỉ đạo các cấp chính quyền và các đoàn thể trong xã phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu giống cây tròng, vật nuôi.

+ Đảng bộ xã không chỉ thể hiện vai trò lãnh đạo trong công tác tổ chức cán bộ mà còn kiểm tra, giám sát sự hoạt động của hệ thống chính trị thông qua việc quản lí đội ngũ lãnh đạo của các tổ chức này.

3. 

- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị

- Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời cũng là tổ chức lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội.

- Đảng lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng.

- Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải tuân thủ theo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động.

- Sự lãnh đạo của Đảng được biểu hiện qua nhiều phương thức như:

+ Lãnh đạo bằng chủ trương nghị quyết:

+ Lãnh đạo thông qua công tác tư tưởng;

+ Lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ

+ Lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 117)

Khám phá 2.c (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 118)

Hướng dẫn giải

1. Khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội phải hợp thảo luận và biểu quyết để lấy ý kiến tập thể, vì: những vấn đề quan trọng của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số

2. Quy định Luật, Nghị quyết của Quốc hội cần phải được quá nửa số đại biểu tán thành mới được thông qua thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là: thiểu số phục tùng đa số.

3.

- Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị:

- Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở kết hợp, thống nhất và hài hoà giữa hai yếu tố: tập trung và dân chủ.

+ Yếu tố tập trung được thể hiện ở chỗ các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các kì họp, phiên họp, cuộc họp với sự tham gia của nhiều thành viên.

+ Yếu tố dân chủ được thể hiện ở chỗ các Cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của cơ quan, tổ chức bằng hình thức thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.

- Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước thường được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.d (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 119)

Hướng dẫn giải

1.

- Các văn bản luật trong hình ảnh trên quy định việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức Chính phủ trong hệ thống chính trị Việt Nam.

- Điều đó thể hiện: sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân.

2. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam được hiểu là:

+ Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều có địa vị pháp lí vững chắc và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

+ Vị trí, chức năng, tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật quan trọng của đất nước như: Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tồ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

+ Trong quá trình hoạt động, các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật, mọi hành vi vi phạm đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3.a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 120)

Hướng dẫn giải

1. Nhất nguyên chính trị được hiểu là: sự khẳng định, thừa nhận một hệ tư tưởng, một đường lối của một đảng phái đại diện cho một giai cấp về thể chế chính trị. Thông qua nhà nước, đường lối của đảng đó được cụ thể hóa, thể hiện tập trung ý chí, quyền lực của giai cấp giữ vai trò lãnh đạo.

2. Tính nhất nguyên chính trị ở Việt Nam:

+ Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3.b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 120)

Hướng dẫn giải

1. Tính thống nhất có nghĩa là sự phù hợp, nhất trí với nhau, không mâu thuẫn nhau, hợp lại thành một khối.

2.

- Tính thống nhất của hệ thống chính trị xuất phát từ nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

- Sự thống nhất của hệ thống chính trị được thể hiện trên nhiều phương diện như:

+ Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Sự thống nhất về mục tiêu chính trị của toàn bộ hệ thống là xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam với nội dung: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh;

+ Sự thống nhất ở nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động là tập trung dân chủ;

+ Sự thống nhất của hệ thống tổ chức ở từng cấp, từ trung ương đến địa phương, với các bộ phận hợp thành,.....

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3.c (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 121)

Hướng dẫn giải

1. Tính nhân dân là khái niệm chỉ mỗi liên hệ sâu xa, lâu bên của một lĩnh vực nào đó với lợi ích, tư tưởng, tình cảm, vai trò… của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

2. Tính nhân dân được thể hiện trong hệ thống chính trị Việt Nam: tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được nhân dân lập ra, gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 121)

Hướng dẫn giải

a. Sai, vì hệ thống chính trị Việt Nam gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

b. Sai, vì hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Những vấn đề quan trọng của đất nước phải được thông qua ý kiến của tập thể (trong đó có những vấn đề phải lấy ý kiến của nhân dân như việc sửa đổi Hiến pháp,...).

c. Đúng, vì thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, nhân dân có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, kịp thời phát hiện những sai phạm và khiếu nại, yêu cầu các tổ chức, cơ quan điều chỉnh, sửa chữa.

d. Đúng, vì hệ thống chính trị hoạt động để phục vụ cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội nên mọi người đều phải có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ hệ thống.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)